Thông tin dinh dưỡng

Lý do kẽm và men tiêu hoá tốt cho sức đề kháng

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về:

  • Chế độ dinh dưỡng.
  • Các nguồn từ thực phẩm.
  • Kẽm và sức đề kháng.
  • Các lợi ích về sức khoẻ của kẽm.

Mọi người thường nghĩ tới vitamin C đầu tiên khi nói về các chất dinh dưỡng cho hệ miễn dịch, vì đây là chất giúp ngăn chặn cảm cúm và nhiều căn bệnh khác. Nhưng bạn có biết rằng kẽm cũng là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, một hệ tiêu hoá tốt, và còn nhiều hơn thế nữa?

Khi kết hợp với men tiêu hoá (probiotics), một loại vi khuẩn lành tính trong ổ vi sinh vật ruột, giúp đẩy lùi các vi sinh vật có hại, kẽm càng có khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, và ngăn ngừa mầm bệnh.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về những thực phẩm có thể cung cấp kẽm trong chế độ ăn, cũng như cách mối quan hệ giữa kẽm và men tiêu hoá giúp cải thiện sức khoẻ.

Chế độ dinh dưỡng của bạn có chứa đủ kẽm?

Kẽm là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể, chỉ sau sắt, và ảnh hưởng đến hàng trăm quy trình hàng ngày trong cơ thể, đặc biệt là các quy trình liên quan đến enzyme.

Bạn có thể hấp thu kẽm từ những món ăn nào?

Bạn sẽ tìm được kẽm trong thức ăn, bao gồm thịt đỏ như bò, nội tạng như gan, gia cầm, các sản phẩm từ sữa, trứng, hạt diêm mạch (quinoa), đậu gà (chickpea), đậu lăng (lentil), hạt gai dầu (hemp seed), hạt bí ngô, hạt điều, hạnh nhân và những thực phẩm tăng cường như các loại bánh mì và ngũ cốc.

Nếu bạn muốn tăng cường sức đề kháng, thì bổ sung những loại thực phẩm trên sẽ giúp bạn đạt được chỉ số kẽm phù hợp. Tuy nhiên, đối với một số người, việc sử dụng các thành phần bổ sung kẽm cũng là điều tốt, vì nó sẽ tăng sự hỗ trợ cho hệ miễn dịch, dạ dày, não, và nhiều hơn nữa.

Nếu chỉ số kẽm thấp, có thể là do bạn đang ăn không đủ những món chứa chất khoáng này, hoặc bạn khó hấp thu kẽm do đã lớn tuổi hoặc có vấn đề về dạ dày.

Nếu chế độ ăn của bạn loại bỏ một số nhóm thức ăn, ví dụ như bạn ăn chay nên không thể dùng thịt, cá, và trứng, thì việc dùng thành phẩn bổ sung kẽm là cách tốt. Nếu gặp khó khăn trong việc hấp thu chất khoáng, đang mang thai hay có bất cứ lý do gì khác, bạn có thể liên hệ các chuyên gia để biết liệu sử dụng thành phần bổ sung có phù hợp với mình không.

Cách kẽm và men tiêu hoá hỗ trợ sức đề kháng

Men tiêu hoá là những vi sinh vật đóng vai trò hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng và đảm bảo sức khoẻ của dạ dày. Kẽm và men tiêu hoá đều giúp hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn, nên khi được kết hợp, chúng còn phát huy tác dụng hơn nữa.

Sự kết hợp của kẽm và men tiêu hoá mang đến những lợi ích sau:

  • Thúc đẩy các phản ứng miễn dịch và kích hoạt hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ cho các vi thực vật tự nhiên trong dạ dày, giúp dạ dày hoạt động tốt và giữ niêm mạc của hệ tiêu hoá sạch sẽ.
  • Giúp hệ miễn dịch niêm mạch hô hấp khoẻ mạnh.
  • Hỗ trợ tiêu hoá, giảm tình trạng táo bón hoặc xì hơi.

Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn thiếu thực phẩm giàu kẽm, việc sử dụng thành phần bổ sung là một cách tốt, giúp bạn duy trì một chỉ số kẽm lành mạnh.

Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng thành phần bổ sung kẽm chất lượng cao, như một dạng kẽm có hoạt tính enzyme, giúp hỗ trợ sự hấp thụ.

Kẽm có hoạt tính enzyme khác kẽm dạng nguyên tố và kẽm dạng amino acid chelate, vì nó đi kèm với các thành phần khác. Khi được kích hoạt, kẽm đã sẵn sàng để được cơ thể nhận diện và hấp thu, dễ sử dụng hơn.

Thành phần bổ sung kẽm thường ở dạng viên nén, dùng mỗi ngày một lần, có thể dùng kèm với thức ăn hoặc không. Khi kết hợp kẽm với với men tiêu hoá, tốt nhất là uống khi bụng còn rỗng, trước bữa ăn 30 phút. Điều này sẽ giúp ngăn lượng axit trong bụng tăng lên, khiến cơ thể khó hấp thụ men tiêu hoá.

Những lợi ích sức khoẻ khác của kẽm

Ngoài việc xây dựng các phản ứng miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hoá, kẽm còn có ảnh hưởng tích cực đến nhiều hệ thống khác trong cơ thể.

Kẽm sản sinh ra collagen, một chuỗi protein có vai trò như keo dính giúp cơ thể bạn săn chắc, tạo ra các mô liên kết và sụn.

Là một chất khoáng cần thiết, kẽm có nhiều vai trò quan trọng như sau:

  • Giúp gan thu thập và truyền vitamin A đến các mạch máu.
  • Hỗ trợ tổng hợp DNA và phân bào.
  • Giúp điều hoà hoạt động của tế bào bạch cầu, các phản ứng đối với viêm và sự hình thành các tế bào tự miễn.
  • Tạo và chữa lành các mô liên kết, bao gồm da.
  • Có tác dụng chống ôxi hoá, ngăn chặn sự mất cân bằng oxi hoá.
  • Chữa trị vô sinh, duy trì sức khoẻ trong thai kỳ và sự phát triển ổn định của trẻ nhỏ.

Để thu được hiệu quả tốt nhất từ các thành phần bổ sung kẽm và men tiêu hoá, bạn nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm nhiều thực phẩm chống viêm.

Kẽm hoạt động cùng với các chất khoáng khác trong cơ thể, nên nó sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi chế độ ăn của bạn giàu dinh dưỡng, bao gồm rau củ, các loại hạt, thịt động vật ăn cỏ, và các chất béo tốt cho sức khoẻ. Khi ăn các loại thực phẩm lên men và có nhiều chất xơ, như các loại rau, dâu, sữa chua, các loại hạt và thực phẩm nguyên cám, bạn sẽ giúp các men tiêu hoá trong bụng hoạt động tốt hơn.

Tác giả: Tiến sĩ John Axe, DNM, DC, CNS.

Tiến sĩ John Axe, DNM, DC, CNS là bác sĩ chuyên về y học thiên nhiên, nhà trị liệu thần kinh cột sống, và là chuyên gia dinh dưỡng. Bác sĩ Axe còn là đồng sáng lập của Ancient Nutrition và là người sáng lập DrAxe.com, một trang web cung cấp thông tin giúp mọi người tăng cường sức khoẻ qua chế độ dinh dưỡng.

Related Posts