Lối sống khoẻ

11 cách để thức dậy khoẻ khoắn vào buổi sáng

11 cách để thức dậy khoẻ khoắn vào buổi sáng

1. Thay đổi từ những điều đơn giản nhất

Những buổi sáng hoàn toàn có thể trở nên dễ chịu hơn.

Nếu là một “cú đêm” hoặc không thể rời khỏi giường vào buổi sáng, đây là tin tốt cho bạn: Những buổi sáng hoàn toàn có thể trở nên dễ chịu hơn. Dù những thay đổi trong thói quen có nhỏ đến mức nào, chúng đều sẽ giúp bạn tươi tỉnh và nhiều năng lượng hơn. Khi đã nghỉ ngơi đầy đủ, thức dậy vào buổi sáng sẽ không còn là một cực hình đối với bạn.

2. Đặt báo thức xa khỏi tầm với

Nếu bạn thức dậy và đi ngủ vào một khung thời gian nhất định mỗi ngày, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể sẽ được đồng bộ hoá.

Sự thật (mất lòng) là, trừ khi bạn có thêm 1-2 tiếng nữa để ngủ, việc nhấn nút hoãn chuông báo thức sẽ không giúp bạn đỡ mệt hơn chút nào. Tuy nhiên, vẫn có cách khiến bạn thức dậy ngay khi nghe tiếng báo thức. Nếu bạn thức dậy và đi ngủ vào một khung thời gian nhất định mỗi ngày, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể sẽ được đồng bộ hoá. Điều đó giúp bạn có thể tỉnh táo hơn vào buổi sáng và dễ buồn ngủ hơn vào buổi tối.

3. Hãy để ánh sáng vào phòng

Ngay khi bạn thức dậy, hãy kéo màn hoặc rèm để cho ánh sáng vào phòng. Bạn cũng có thể bước ra ngoài ban công để tận hưởng một chúc ánh nắng buổi sáng. Ánh sáng tự nhiên giúp não và đồng hồ sinh học hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Trong trường hợp trời u ám, hãy thay thế bằng đèn. Khác với chiếc đồng hồ báo thức thông thường, “đồng hồ báo thức bằng ánh sáng” có thể khiến bạn tỉnh táo mà không bị khó chịu bởi âm thanh chói tai.

Nếu bạn mắc chứng sương mù não (brain frog) vào buổi sớm, chứng rối loạn tâm theo mùa hoặc trầm cảm, hãy thử sử dụng đèn mô phỏng ánh sáng mặt trời. Loại đèn này có thể giúp cải thiện tâm trạng và khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.

4. Tận hưởng một buổi sáng lý tưởng

Để hạn chế việc nằm vùi vào trong chiếc chăn ấm, hãy thử lên kế hoạch cho một điều gì đó thật hào hứng vào buổi sáng. Bạn có thể lướt trang web yêu thích trong khi đang thưởng thức bữa sáng, hoặc thử đi dạo trong một công viên yên bình và nên thơ. Bất cứ điều gì làm bạn hứng thú và mang lại niềm vui sẽ giúp đánh thức trí não và khiến bạn tỉnh táo hơn.

5. Nhâm nhi tách cà phê

Caffeine sẽ cung cấp một lượng các chất như serotonin và dopamine cho não của bạn. Điều này giúp nâng cao tâm trạng một cách đáng kể, nạp nhiều năng lượng cũng như tập trung cao độ hơn. Bên cạnh đó, những người thường xuyên uống cà phê sẽ ít khi cảm thấy rầu rĩ hơn là những người hầu như không uống. Nếu bạn không thích cà phê, hãy thử chuyển sang trà đen hoặc trà xanh, chúng đều có caffeine và các chất có lợi tương tự khác.

6. Tập thể dục

Nhảy dây hoặc đi bộ nhanh sẽ tăng cường hoạt động bơm đủ oxy và máu đến các thế bào, hơn nữa, chúng cũng hỗ trợ bạn xua tan nhanh mệt mỏi và lo âu, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn trong giây lát và thậm chí là nhiều giờ sau đó.

Làm việc ngay sau khi thức dậy sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn, do đó, bạn có thể thử thực hiện những hoạt động này để khởi động ngày mới. Bạn cũng có thể thực hiện chúng vài giờ trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ sâu hơn. Yoga cũng là một trong những phương pháp hiệu quả để làm giảm tình trạng mất ngủ.

7. Nạp đủ năng lượng

Nếu bạn không buồn ăn vào buổi sáng, hãy cứ cố gắng lót dạ một chút. Đó có thể là một quả trứng, một miếng bánh mì ngũ cốc nướng hoặc một cốc sữa chua với trái cây để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể bạn. Bữa sáng sẽ giúp bạn tập trung và giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động một cách hiệu quả.

8. Tắt hết đèn trước khi đi ngủ

Ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm lượng melatonin – một loại hoóc-môn giúp bạn cảm thấy buồn ngủ. Không chỉ ánh sáng từ bóng đèn trong phòng mới gây ra tình trạng này, mà ánh sáng từ điện thoại, máy tính và ti-vi cũng có thể làm chậm quá trình sản sinh melatonin. Cách khắc phục cho vấn đề này chính là giảm độ sáng của đèn trong nhà, cũng như tắt toàn bộ thiết bị công nghệ ít nhất một giờ trước khi bạn đi ngủ.

9. Không dùng thức uống có cồn trước khi ngủ

Mặc dù cồn có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng nó cũng khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon và cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Nếu thèm rượu, bạn có thể uống một li vào bữa tối, hoặc uống ít nhất 2-3 giờ trước khi ngủ.

10. Thử sử dụng Melatonin

Melatonin là một loại hormone giúp cơ thể chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Chúng cũng có tác dụng điều hoà chu kì ngày-đêm hay chu kì thức-ngủ của cơ thể. Do đó, nếu bạn bị khó ngủ, mất ngủ do đột ngột thay đổi múi giờ hay thói quen, bổ sung Melatonin có thể giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng chúng với một liều lượng cho phép (0.3-1 milligrams) và uống trước khi đi ngủ 1 giờ. Bên cạnh đó, hãy nhớ thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc mới nào.

11. Có một chế độ thư giãn phù hợp

Một buổi chiều thư giãn sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn vào buổi tối. Hãy hạn chế những tác nhân gây stress như email công việc, hay một cuộc nói chuyện căng thẳng ít nhất một giờ trước khi ngủ. Để dễ cảm thấy buồn ngủ, bạn có thể thử thiền, giãn cơ, tắm nước ấm, ngâm mình hoặc đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng.

Một số vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi dù đã ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các tình trạng như trên.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

Related Posts