Lối sống khoẻ

‘Nghiện ngủ’ có thật không?

Nghiện ngủ có thật không?

Gần đây, một người dùng Twitter đã đăng một câu hỏi trên trang cá nhân của mình “Liệu chúng ta có thể bị nghiện ngủ? Tôi muốn hỏi vì tôi nghĩ mình đang trong tình trạng đó”. Có lẽ đây là cảm giác mà khá nhiều người đồng cảm.

Bạn có cảm thấy như không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, không mở mắt nổi vào buổi sáng, hay uể oải cả ngày nếu không được ngủ trưa? Những điều đó đều khiến ta băn khoăn liệu nghiện ngủ có thật hay không.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin và dấu hiệu nhận biết chứng nghiện ngủ. Bên cạnh đó là những mẹo nhỏ để khắc phục nếu bạn thấy mình đang ngủ quá nhiều.

Nghiện ngủ có phải là một chứng bệnh?

Theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine – AASM) và Hội Nghiên cứu Giấc ngủ (Sleep Research Society – SRS), một người trưởng thành sẽ cần ngủ ít nhất 7 giờ đồng hồ mỗi đêm và giấc ngủ được đánh giá dựa trên thời gian ngủ thật sự, không không chỉ là thời gian bạn nằm trên giường.

Nếu bạn vẫn không cảm thấy ổn và vẫn thèm ngủ vào buổi trưa, dù đã ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, bạn có thể cho rằng mình đang mắc chứng nghiện ngủ.

Buồn ngủ thường xuyên có thể là do bạn gặp các vấn đề về tâm lý.

Tuy nhiên, việc cảm thấy buồn ngủ thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý khác. Ví dụ như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoặc hoặc việc dùng một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

“Nghiện” là một hội chứng rối loạn loạn thần kinh khiến bạn cảm thấy cần phải sử dụng một chất hoặc thực hiện một hành động nào đó, có thể dẫn đến cảm giác như đang chinh phục một phần thưởng, hoặc hoàn thiện một công việc nhất định. Theo Dịch vụ y tế quốc gia (National Health Service – NHS) định nghĩa – “nghiện thường được gắn liền với cá cược, thuốc, rượu bia và thuốc lá, nhưng sự thật là chúng ta có thể nghiện bất cứ thứ gì”.

Nhưng liệu chúng ta có thể nghiện ngủ hay không?

Theo ông Gregory Potter, một trong những chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, giấc ngủ, tim và trao đổi chất, điều này là không thể. Ông khẳng định rằng “Nghiện ngủ không được công nhận là một căn bệnh về mặt y học”.

Hiệp hội về các loại thuốc gây nghiện Hoa Kỳ (American Society of Addiction Medicine) cho biết, những người bị nghiện sẽ tiếp tục sử dụng các chất kích thích hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính cưỡng chế dù họ biết rằng những hoạt động này vô cùng có hại cho cơ thể.

Về mặt sinh học, ngủ không gây hại cho sức khỏe của con người.

Ông Potter cũng lập luận rằng: “Để được xem là một cơn nghiện, việc ngủ phải dẫn đến các hậu quả tiêu cực và trường hợp này là vô cùng hiếm”. Theo chuyên gia, trường hợp ngoại lệ mà việc ngủ dẫn gây hại cho con người là khi làm việc nguy hiểm lúc mộng du.

Quan điểm này nhận được sự đồng tình từ nhà tâm lý trị liệu của ứng dụng PlummMariana Bodiu. Bà cho rằng, “Giống như thở, việc ngủ vô cùng cần thiết đối với sự sống của con người”. Con người thì không bao giờ nghiện thở, và tương tự với việc ngủ, ta cũng không thể nghiện nó.

Đó có phải là triệu chứng của những căn bệnh khác?

Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào công nhận ngủ là một cơn nghiện. Tuy nhiên, việc bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ cũng có thể gây ra bởi một số nguyên do khác.

Hypersomnia – Ngủ bệnh lý, theo ông Potter, là chứng rối loạn thần kinh khiến bạn ngủ quá nhiều hoặc làm bạn buồn ngủ quá mức.

Một số bệnh lý về giấc ngủ có thể khiến bạn lầm tưởng rằng mình 'nghiện ngủ'.

Bên cạnh đó, một số hội chứng khác cũng khiến cho bạn ngủ li bì, bao gồm:

  • Chứng ngủ rũ (narcolepsy)
  • Hội chứng người đẹp ngủ bệnh nhân thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, mỗi lần thức dậy chỉ để ăn và đi vào phòng tắm.
  • Chứng ngủ nhiều vô căn (idiopathic hypersomnia)
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Dysania – Chứng không thể rời khỏi giường vào buổi sáng.

Những hội chứng trên có thể khiến bạn nhầm tưởng rằng mình trở nên nghiện ngủ.

Thuật ngữ “clinomania” chỉ sự ham muốn nằm trên giường cả ngày, đang dần trở nên phổ biến các nền tảng Internet. Tương tự, “Dysania” – thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc bạn không thể rời khỏi giường. Tuy nhiên, chúng chưa được công nhận là một căn bệnh chính thức.

Làm thế nào mình bị rối loạn giấc ngủ?

Mặc dù nghiện ngủ chưa được công nhận là một bệnh lý, nhưng có một số dấu hiệu giúp nhận biết bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ như việc ngủ quá nhiều (hypersomnia).

Những dấu hiệu bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khó thức dậy sau một giấc ngủ dài
  • Dễ nổi cáu
  • Luôn phải ngủ trưa
  • Dễ quên
  • Mắc chứng sương mù não (brain fog) – rối loạn chức năng tập trung
Mặc dù nghiện ngủ chưa được công nhận là một bệnh lý, nhưng có một số dấu hiệu giúp nhận biết bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ như việc ngủ quá nhiều (hypersomnia).

Bà Bodiu cho biết: “Mặc dù ngủ nhiều không phải là một cơn nghiện nhưng những bệnh nhân mắc chứng này có thể phải trải qua một số tác dụng phụ khác”, như:

  • Thiếu năng lượng
  • Kiệt sức
  • Nhức đầu
  • Đau nửa đầu
  • Thường xuyên ăn không ngon miệng.
  • Cảm thấy bồn chồn
  • Ảo giác
  • Có ý định tự tử
  • Suy giảm trí nhớ

Trong một số trường hợp, việc ngủ quá nhiều có thể dẫn đến một số tình trạng như:

  • Tiểu đường
  • Béo phì
  • Trầm cảm

Bên cạnh đó, những thói quen ngủ không tốt, gián đoạn giấc ngủ và những thói quen hằng ngày cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy cực kì mệt mỏi.

Nếu cơ thể bạn đang “thèm khát” những giấc ngủ, điều đó có nghĩa là bạn thực sự cần chúng” – theo Bodiu. Cô cho rằng cơ thể chúng ta cần một lượng giấc ngủ cụ thể và sẽ chỉ thức dậy khi nó đã được đáp ứng đủ. Các hormone tham gia vào chu kỳ giấc ngủ của chúng ta sẽ giúp xác định thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, nạp năng lượng và có tác dụng đưa cơ thể vào chế độ tạm hoãn khi cần.

Nếu bạn vẫn cần thêm những giấc ngủ ngắn sau một đêm dài, có thể bạn đang gặp vấn đề về chất lượng giấc ngủ.

Nghiện ngủ và sức khỏe tinh thần

Một lý do khác có thể khiến bạn cảm thấy mình nghiện ngủ chính là vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Theo ông Potter, các bệnh nhân gặp vấn đề về tinh thần, như trầm cảm, thường sẽ dành rất nhiều thời gian ở trên giường. Một số người mắc bệnh rối loạn tâm thần cũng mắc chứng mất ngủ.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tình trạng lệ thuộc tâm lý vào giấc ngủ (psychological dependence on sleep) là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Nếu tình trạng nghiện ngủ của bạn là tâm lý bị lệ thuộc vào giấc ngủ, có thể bạn đang trong một giai đoạn trầm cảm.

Một nghiên cứu vào năm 2008 đã phát hiện ra được mối liên hệ giữa chứng  ngủ quá nhiều và bệnh trầm cảm. Theo đó, khoảng 40% vị thành niên và 10% người trưởng thành mắc bệnh trầm cảm thường sẽ có tình trạng ngủ nhiều, và những số liệu này sẽ cao hơn ở phụ nữ.

Tiếp nối nghiên cứu vào năm 2008, vào năm 2014, các nhà khoa học đã thực hiện một khảo sát và cho thấy rằng những người ngủ nhiều hơn 8 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn người ngủ ít hơn 8 giờ.

Trầm cảm có thể dẫn đến chứng mất ngủ thông thường và trầm trọng hơn.

Một nghiên cứu vào năm 2017 đã chứng minh rằng mặc dù mất ngủ là vấn đề  phổ biến nhất ở những bệnh nhân trầm cảm, nhưng gần nửa số người tham gia khảo sát đã cho rằng buồn ngủ bệnh lý là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm của họ.

Theo bà Bodiu, những người thường suy nghĩ hoặc nói về việc trốn tránh thực tại có thể bởi họ bất mãn sâu sắc với cuộc sống thường ngày, do đó xem việc ngủ như là một công cụ giúp họ làm điều đó.

Hỗ trợ khẩn cấp

Nếu bạn có những suy nghĩ và cảm giác nói trên, hãy liên lạc với chuyên gia tâm lý để  nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ ý định tự tử, hãy liên hệ với đường dây nóng để được hỗ trợ  hoặc gọi 112. Trong trường hợp bạn đang sống ở Mỹ, hãy gọi đến cơ quan Ngăn ngừa Tự tử Quốc Gia (National Suicide Prevention Lifeline) theo số  800-273-8255, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ 24/7.

Nghiện ngủ và nghiện thuốc ngủ

Trong khi hầu hết các chuyên gia đều phủ nhận sự hiện diện của chứng nghiện ngủ, các bệnh nhân vẫn có thể nghiện thuốc ngủ. Việc nghiện thuốc ngủ cũng có thể dẫn đến buồn ngủ bệnh lý.

Theo bà Bodiu, thuốc ngủ có thể hỗ trợ việc chữa trị chứng mất ngủ trong thời gian ngắn. Miễn là bạn sử dụng một theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, thuốc ngủ sẽ không đem lại bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến cơ thể.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc đều dễ khiến bệnh nhân trở nên phụ thuộc vào chúng và thuốc ngủ không phải là một ngoại lệ.

Bên cạnh đó, bạn có thể không nhận ra mình trở nên phụ thuộc cho đến khi bạn gặp các triệu chứng khi phải ngừng sử dụng thuốc

Một số dấu hiệu và triệu chứng nghiện thuốc ngủ:

  • Gặp vấn đề về trí nhớ
  • Kiệt sức và buồn ngủ vào ban ngày
  • Không thể tập trung
  • Thiếu sự phối hợp ở các bộ phận trên cơ thể.
  • Rối loạn giấc ngủ, như bị mộng du.

Bà Bodiu cho biết: “Tình trạng nghiện thường sẽ xảy ra sau một khoảng thời gian dài, do đó ta chỉ nên dùng thuốc ngủ để điều trị như là một biện pháp ngắn hạn mà thôi”.

Tùy thuộc vào loại thuốc và thời gian bạn sử dụng chúng, sẽ an toàn hơn nếu bạn chầm chậm ngừng sử dụng thay vì dừng một cách đột ngột.

Ở cả hai trường hợp, hãy liên hệ với chuyên gia y tế để nhận được sự hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện.

Một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể gây nghiện:

Bạn đang thắc mắc liệu rằng các thuốc hỗ trợ giấc ngủ của bạn có thể gây nghiện hay không? Dưới đây là một số loại thuốc mà có thể gây nghiện nếu bạn sử dụng trong khoảng thời gian dài:

Nếu bạn thắc mắc về độ gây nghiện của loại thuốc mà bạn đang sử dụng, hoặc bạn đang phân vân về việc sử dụng chúng, hãy trao đổi với bác sĩ để được hiểu rõ hơn.

Một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không gây nghiện mà bạn nên thử

Nếu bạn đang tìm kiếm một thuốc hay dược liệu hỗ trợ giấc ngủ không có khả năng gây nghiện, bạn nên thử một số loại thuốc dưới đây:

Tuy nhiên, ngày nay các chuyên gia sức khỏe tỏ ra lo ngại về các thực phẩm chức năng bổ sung melatonin khi chúng bị dãn nhãn sai và sử dụng sai cách.

Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm hỗ trợ, bạn có thể thử thay đổi thói quen ngủ nhằm giúp kiểm soát chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Ví dụ, tránh dùng những sản phẩm thức uống có chứa caffeine hoặc tiếp xúc với màn hình điện tử trước khi ngủ. Bạn cũng nên  tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn.

Làm thế nào để nhận được sự giúp đỡ phù hợp khi liên hệ với bác sĩ?

Nếu bạn liên tục cảm thấy buồn ngủ đến mức tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của bạn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Chứng nghiện ngủ không phải là một tình trạng có thể dễ dàng chuẩn đoán được, do đó sự mệt mỏi của bạn có thể do chứng mất ngủ, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc do một vấn đề sức khỏe khác.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đề xuất một số nguồn sau đây để hỗ trợ điều chỉnh giấc ngủ

Kết luận

Mặc dù tình trạng nghiện ngủ không được công nhận là một căn bệnh, nhưng vẫn có một số lí do khiến bạn vật lộn với chúng.

“Ngủ nhiều” được chẩn đoán là một căn bệnh, do nó có thể thường xuyên gây ra tình trạng mệt mỏi, và một số căn bệnh tâm lý khác cũng có thể khiến bạn buồn ngủ.

Nếu bạn đang dùng thuốc ngủ kê theo đơn mà vẫn cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, có thể bạn đang trong tình trạng lờn  thuốc ngủ và cần liều mạnh hơn, có thể lúc này đây bạn đã nghiện thuốc.

Hãy lưu ý rằng, trong tất cả trường hợp, bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để tìm được phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

Related Posts