Lối sống khoẻ

Đừng để tiểu đêm làm bạn mất ngủ

5 mẹo để hạn chế việc tiểu đêm

Với nhiều phụ nữ, hiện tượng tiểu đêm lần đầu xuất hiện trong thời kỳ thai nghén. Dường như không có buổi tối nào mà các bà mẹ tương lai không vào nhà vệ sinh vài lần, nhất là vào những khung giờ khiến người ta khó chịu. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng cao, gần như ai cũng phải phải phục vụ đêm khuya cho cái bàng quang khó tính của mình.

May mắn thay, việc thức dậy vào ban đêm để đi tiểu (bác sĩ gọi là tiểu đêm – nocturia) có thể được khắc phục bằng một vài thay đổi nhỏ sẽ đề cập trong bài viết dưới đây.

Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu Emily Slopnick khuyên bệnh nhân vẫn nên đến gặp bác sĩ để trao đổi thêm về tình trạng này, vì ngoài việc gây phiền hà cho người bệnh, đi tiểu đêm thường xuyên còn có thể là biểu hiện của một chứng bệnh tiềm ẩn.

Cách đối phó với việc đi tiểu vào ban đêm

Hãy thử những phương pháp sau để bảo vệ giấc ngủ của bạn:

Ghi chú việc đi tiểu

Theo dõi lượng nước bạn uống vào và thải ra. Để ý xem việc bạn đi tiểu quá nhiều là xảy ra suốt cả ngày hay chỉ vào mỗi buổi tối.

Theo dõi lượng nước bạn uống vào và thải ra. Để ý xem việc bạn đi tiểu quá nhiều là xảy ra suốt cả ngày hay chỉ vào mỗi buổi tối. “Nếu bạn đi tiểu hơn 10 lần trong vòng 24 giờ, đó là quá nhiều”, bác sĩ Slopnick nói. Tuy nhiên, số lần đi tiểu thay đổi phụ thuộc vào lượng nước, loại nước và cả các loại thuốc mà bạn nạp vào cơ thể.

Ví dụ, khi bạn đang uống thuốc lợi tiểu, chắc chắn bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Ngoài ra, tần số đi tiểu còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi. Sức chứa của bàng quang không nhất thiết sẽ giảm khi tuổi tác tăng. Điều thực sự tăng theo độ tuổi là mức độ phổ biến của hội chứng bàng quang tăng hoạt. Nếu bạn khoảng 65 đến 70 tuổi và đi vệ sinh hơn 2 lần mỗi đêm, hoặc bạn lớn hơn 70 tuổi và đi vệ sinh hơn 3 lần mỗi đêm, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn.

Hạn chế lượng nước uống vào trong vòng 2 giờ trước khi ngủ

Uống nước quá gần giờ đi ngủ dễ dẫn đến tiểu đêm.

Uống nước quá gần giờ đi ngủ dễ dẫn đến tiểu đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng đồ uống có cồn và caffeine kể cả vào ban ngày vì chúng là những chất kích thích bàng quang. Giảm lượng rượu bạn uống xuống còn một cốc nhỏ, hoặc tốt hơn là không uống nữa, đồng thời giảm lượng cà phê hằng ngày xuống một ít so với mức đang dùng sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ do tiểu đêm của mình.

Kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ

Trong quá trình ngủ sâu, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone chống bài niệu.

Trong quá trình ngủ sâu, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone chống bài niệu. Hormone này cho phép chúng ta giữ nhiều nước hơn vào ban đêm. Những người chịu ảnh hưởng của hiện tượng ngưng thở khi ngủ không thể tiến được vào giai đoạn ngủ sâu, do đó cơ thể không sản xuất đủ hormone chống bài niệu. Một tác hại khác của chứng rối loạn này là làm giảm nồng độ oxi trong máu, khiến cho thận bài tiết nhiều nước tiểu hơn bình thường. Trong trường hợp này, điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ sẽ giúp giải quyết vấn đề.

Tập luyện và mang tất y khoa để hỗ trợ tình trạng chân phù nề

Bạn hầu như sẽ thường xuyên thức dậy giữa đêm để đi tiểu khi chân bạn có dấu hiệu phù nề.

Bạn hầu như sẽ thường xuyên thức dậy giữa đêm để đi tiểu khi chân bạn có dấu hiệu phù nề. Đó là vì khi bạn nằm xuống với chân ngang mức tim, chất lỏng tích tụ ở tứ chi trong ngày sẽ được tái hấp thu vào hệ thống cơ thể. Sau đó, chất lỏng sẽ đến thận và được lọc. Để giải quyết vấn đề này, hãy tập thể dục và đeo tất hỗ trợ nhằm cố gắng xử lý xong lượng chất lỏng đó trước khi đi ngủ.

Nâng cao chân của bạn

Vào cuối buổi chiều và buổi tối, chống chân lên ngang mức với tim trong khoảng một giờ có thể giúp bạn đi tiểu vào ban ngày (chứ không phải vào ban đêm).

Uống thuốc lợi tiểu vào buổi chiều

Nếu bạn dùng thuốc lợi tiểu, thứ mà đôi khi được sử dụng cho bệnh cao huyết áp, phù chân hoặc suy tim sung huyết, thì bạn nên dùng thuốc này vào buổi chiều. Bằng cách đó, thuốc sẽ khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều nước tiểu hơn vào buổi chiều và buổi tối, dẫn đến việc sản xuất ít nước tiểu hơn vào ban đêm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm theo cách này.

Một phần là do quá trình lão hóa

Khi già đi, cơ thể chúng ta tạo ra ít hormone cho phép giữ lại chất lỏng hơn, dẫn đến bàng quang nhanh đầy. Ngoài ra, bàng quang cũng không thể chứa được nhiều nước tiểu như hồi chúng ta còn trẻ nữa.

Vì 2 yếu tố này, người lớn ngoài 60 tuổi thường thức dậy để đi vệ sinh ít nhất một lần mỗi đêm. Dù là vậy, những lời khuyên bên trên vẫn có thể giúp giảm thiểu các “chuyến du ngoạn” hằng đêm cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn. 

Related Posts