Thông tin y tế

Tái nhiễm COVID-19: Có làm nhẹ triệu chứng và tăng miễn dịch?

Tái nhiễm COVID-19: Có làm nhẹ triệu chứng và tăng miễn dịch?

Từ khi đại dịch vừa bùng phát, chúng ta đã biết rằng người bệnh có thể tái nhiễm Covid-19. Một trong những trường hợp tái nhiễm đầu tiên được ghi nhận là ở một bệnh nhân nam 33 tuổi ở Hồng Kông. Anh dương tính lần thứ nhất vào ngày 26 tháng 3 năm 2020, và tiếp tục dương tính lần 2 với một chủng vi-rút khác sau đó 142 ngày.

Kể từ đó, những trường hợp tái nhiễm xuất hiện dày đặc hơn, đặc biệt là kể từ khi có biến thể Omicron. Nghiên cứu từ Nam Phi (hiện đang trong giai đoạn kiểm duyệt) cho thấy nguy cơ tái nhiễm tăng nhanh và đáng kể sau khi biến thể này xuất hiện.

Vậy tại sao số lượng bệnh nhân tái nhiễm ngày càng tăng? Đơn giản là vì khả năng miễn dịch của chúng ta không còn đủ mạnh để bảo vệ cơ thể. Có thể là do miễn dịch không thể nhận biết chủng vi-rút mới như Omicron nên không loại bỏ vi-rút đột biến này. Hoặc có khả năng miễn dịch cộng đồng đã bị suy yếu do lần nhiễm trước đó hoặc do lần tiêm vắc-xin gần nhất đã lâu. Vấn đề vắc-xin giảm hiệu quả theo thời gian rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch COVID, nên nếu muốn giải quyết chắc chắn cần phải có vắc-xin tăng cường.

Như bài viết đã đề cập, vi-rút corona sẽ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường mũi và họng. Khả năng miễn dịch trong lớp niêm mạc vùng này kém hơn so với hệ thống miễn dịch khắp cơ thể. Qua đó có thể hiểu tại sao khả năng miễn dịch chống lại những bệnh nặng (thường bắt nguồn từ phổi) lại vững vàng hơn khả năng miễn dịch chống lại viêm nhiễm.

Tình trạng tái nhiễm có phổ biến không

Nước Anh gần đây đã công bố số ca tái nhiễm ở trang Dữ liệu COVID-19. Trường hợp tái nhiễm là khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm COVID dương tính 90 ngày sau lần nhiễm cuối cùng.

Tính đến ngày 6 tháng 2 năm 2022, đã có hơn 14,5 triệu ca nhiễm và khoảng 620.000 ca tái nhiễm ở Anh – cứ 24 ca nhiễm thì có một ca tái nhiễm. Kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2021 ghi nhận hơn 50% tổng số ca tái nhiễm, cho thấy tình trạng tái nhiễm có xu hướng tăng lên đáng kể do biến chủng Omicron.

Độ phổ biến của việc tái nhiễm Covid-19.

Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cũng thống kê các ca tái nhiễm bằng một cách tính khác. Theo đó, một người tái nhiễm là khi họ có kết quả dương tính sau 120 ngày kể từ lần nhiễm đầu tiên, hoặc dương tính lần thứ hai sau bốn lần xét nghiệm PCR âm tính liên tiếp kể từ lần nhiễm đầu tiên. ONS nói rằng tỷ lệ tái nhiễm tăng gấp 15 lần từ khi biến chủng Omicron xuất hiện, và hiện nay số ca tái nhiễm đã chiếm khoảng 10% tổng số ca nhiễm ở Anh, trong khi vào tháng 11 năm 2021 tỷ lệ đó chỉ chiếm 1%.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng số liệu trên chưa sát với tình hình thực tế. Vì nếu tính trong khoảng thời gian 90 hoặc 120 ngày thì chắc chắn sẽ không thể phát hiện được những lần tái nhiễm trước khoảng đó. Thêm vào đó, nếu so sánh số liệu ca nhiễm hàng ngày với số người bị nhiễm tại một thời điểm bất kỳ, sẽ thấy có khoảng một nửa số ca nhiễm lần đầu chưa từng được phát hiện. Do đó, nhiều trường hợp tưởng chừng là nhiễm lần đầu lại thực chất là tái nhiễm. Ngoài ra, nếu các triệu chứng khi tái nhiễm nhẹ hơn, sẽ càng có nhiều trường hợp khó phát hiện hơn.

Triệu chứng khi tái nhiễm có nhẹ hơn không?

Những người được tiêm vắc-xin (đã có một số miễn dịch COVID) khi bị nhiễm thường nhẹ hơn những người chưa chưa tiêm vắc-xin (không có bất kỳ khả năng miễn dịch nào), do đó người tiêm vắc-xin khi mắc bệnh có tỷ lệ nhập viện thấp hơn.

Nếu tái nhiễm thì các triệu chứng sẽ nhẹ hơn nhiễm lần đầu vì người bệnh đã có miễn dịch từ lần đầu tiên mắc bệnh. Thêm vào đó, do bệnh nhân được tiêm vắc-xin giữa các lần nhiễm bệnh nên khả năng miễn dịch cũng cao hơn.

Dù về sau khả năng miễn dịch chống lại vi-rút corona và các triệu chứng COVID sẽ suy giảm, nhưng khả năng miễn dịch bảo vệ người bệnh khỏi nguy cơ nhập viện và tử vong vẫn không đổi. Vì vậy, kết luận cuối cùng là khi tái nhiễm thì các triệu chứng thường sẽ nhẹ hơn.

Triệu chứng tái nhiễm Covid-19 thường nhẹ hơn.

Tuy nhiên, lần nhiễm thứ 2 có nhẹ hơn lần đầu hay không cũng tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh. Dữ liệu từ ONS cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng tái nhiễm cũng tùy thuộc vào biến thể mà họ bị nhiễm lần 2.

ONS ước tính rằng tái nhiễm với biến thể Alpha chỉ gây ra triệu chứng cho 20% số ca, trong khi chủng Delta gây ra các triệu chứng trong 44% trường hợp và Omicron chiếm 46% ca tái nhiễm. Dữ liệu của cũng cho thấy rằng những người bị nhiễm lần hai với chủng Alpha có ít triệu chứng hơn lần nhiễm đầu tiên. Với chủng Delta thì khi tái nhiễm sẽ gây ra nhiều triệu chứng hơn so với lần nhiễm đầu tiên. Còn lại, đối với chủng Omicron thì các triệu chứng khi tái nhiễm cũng tương đương như lần nhiễm thứ nhất.

Mức độ nghiêm trọng của COVID cũng đa dạng tùy theo biến thể. Tuy nhiên, rất khó để xác định sự khác biệt đó là do độ mạnh yếu của các biến thể khác nhau hay là do những bệnh nhân đã có miễn dịch chống lại COVID từ lần nhiễm trước và từ tiêm chủng vắc-xin.

Vẫn còn một thắc mắc chưa có lời đáp là liệu triệu chứng do Omicron gây ra ở một người chưa tiêm vắc-xin có nhẹ hơn nếu người đó đã bị nhiễm trước đó hay không.

Trong một đợt bùng phát nhỏ do Omicron gây ra ở một hộ gia đình chưa tiêm vắc-xin tại Hoa Kỳ, một người đã dương tính lần đầu và bốn người khác mắc bệnh lần hai. Tình trạng bệnh của người bị nhiễm vi-rút lần đầu tiên nghiêm trọng hơn những người bị tái nhiễm – dù là vậy nhưng vẫn chưa thể nói lên được điều gì.

Mặt khác, trước đó đã xuất hiện những báo cáo có ý kiến trái chiều cho rằng bệnh sẽ nặng hơn khi tái nhiễm. Mặc dù suy nghĩ rằng triệu chứng khi tái nhiễm sẽ nhẹ hơn là hợp lý, nhưng hiện tại ta vẫn thiếu bằng chứng để chứng minh điều này.

Tái nhiễm có tăng cường khả năng miễn dịch không?

Câu trả lời là có, trong đa số các trường hợp. Vì bệnh nhân sau nhiễm có khả năng miễn dịch chống lại biến chủng Omicron tương đương với khi tiêm hai liều vắc xin, vì vậy, nếu cho rằng tái nhiễm sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cũng rất hợp lý.

Nhưng khả năng miễn dịch sau một lần mắc bệnh có thể không tồn tại lâu dài. Vì có bằng chứng (trong các bản thảo đang chờ duyệt) chứng minh bệnh nhân có thể bị tái nhiễm nhiều lần. Tuy nhiên, cũng không có gì bất ngờ vì cũng có những vi-rút khác gây ra tình trạng tái nhiễm mỗi vài năm một lần ở người tương tự như vi-rút corona.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

Related Posts