Giỏ hàng

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TỪ 250K
LUÔN LUÔN LÀ SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG
ĐƯỢC CHỌN LỌC BỞI CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

Thời gian ngủ và thức dậy khi nào là tốt nhất?

20/04/2022
Lối sống khoẻ

Thời gian ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ là hai yếu tố quan trọng giúp bạn luôn khoẻ khoắn. Cùng tìm hiểu đâu là thời gian ngủ phù hợp nhất nhé.

Trong một thế giới lý tưởng, bạn sẽ có thời gian ngủ đủ, một chu trình sinh hoạt hợp lý - đi ngủ sớm, sau đó thức dậy sớm và một ngày tràn đầy năng lượng đang chờ đón bạn.


Tuy nhiên, thực tế là sẽ có những điều cản trở bạn có được một ngày lí tưởng như thế này. Một số trách nhiệm như công việc, hay chăm sóc con cái đều có thể khiến cho “ngủ sớm - dậy sớm” chỉ là mong ước viển vông.


Thông thường, khi nói về giấc ngủ, người ta thường xem xét hai khía cạnh: số giờ ngủ và sự nhất quán về thời gian đi ngủ.


Đi ngủ trong không gian tối có thể vừa đảm bảo cơ thể và tâm trí hoàn toàn thư giãn, vừa giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ngủ đủ giấc để ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tật cũng không kém phần quan trọng.


Nếu bạn đang tìm kiếm lời khuyên cho những giấc ngủ, những hướng dẫn sau đây sẽ phần nào giúp ích cho bạn.


Thời gian ngủ hợp lý nhất


Bạn nên đi ngủ sớm và thức dậy sớm vì việc này sẽ phù hợp và có lợi cho đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta. Khi đó, những cơ chế ngủ - thức đã dần được hình thành này sẽ tự điều chỉnh sao cho đồng điệu với thời gian mọc và lặn của mặt trời. Một khi cơ thể bạn quen với khung thời gian ấy, bạn sẽ tự thấy dễ buồn ngủ hơn sau khi mặt trời lặn.


Thời gian ngủ hợp lý nhất


Thời gian đi ngủ chính xác sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn quyết định thức dậy vào mỗi buổi sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cân nhắc số giờ ngủ mà bạn cần mỗi đêm.


Nhịp điệu sinh học hằng ngày của chúng ta hoạt động như thế nào?


Nhịp điệu sinh học hằng ngày (circadian rhythm) là một thuật ngữ dùng để chỉ chu kì ngủ - thức tự nhiên của não bộ con người, đóng vai trò như một chiếc đồng hồ bên trong cơ thể.


Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất của nhịp điệu sinh học là độ tỉnh táo mà mỗi người chúng ta cảm thấy vào các khung giờ khác nhau trong ngày. Hầu hết, mọi người sẽ có xu hướng cảm thấy buồn ngủ nhất vào hai thời điểm: Từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều và từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng.


Nhịp điệu sinh học hằng ngày của chúng ta hoạt động như thế nào?


Khi bạn có một giấc ngủ chất lượng, bạn sẽ ít có khả năng cảm thấy buồn ngủ vào giữa ngày hơn.


Nhịp điệu sinh học hằng ngày còn ảnh hưởng đến chu trình bạn đi ngủ và thức dậy mỗi ngày. Một khi cơ thể bạn quen với khung thời gian ngủ - thức nhất định, não bộ sẽ tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với thời gian đó.


Kết quả là, bạn sẽ tự động cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối và thức dậy trước của khi đồng hồ báo thức reo.


Ngược lại, nếu bạn làm việc hoặc đi ngủ vào một khung giờ khác thường, nhịp điệu sinh học của bạn sẽ mất cân bằng và điều này có thể gây ra những cơn buồn ngủ giữa ngày.


Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?


Đa số các chuyên gia khuyên rằng người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Quốc gia ở Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một bảng thống kê số giờ ngủ mà mỗi người cần dựa trên độ tuổi:


Độ tuổiLượng giờ ngủ cần thiết
0–3 tháng14–17 giờ mỗi ngày
4–12 tháng12–16 giờ mỗi ngày
1–2 tuổi11–14 giờ mỗi ngày
3–5 tuổi10–13 giờ mỗi ngày
6–12 tuổi9–12 giờ mỗi ngày
13–18 tuổi8–10 giờ mỗi ngày
18–60 tuổiÍt nhất 7 giờ mỗi đêm
61–64 tuổi7–9 giờ mỗi đêm
Trên 65 tuổi7–8 giờ mỗi đêm


Những hậu quả của việc không ngủ đủ giấc


Những hậu quả của việc không ngủ đủ giấc


Nếu đang giữa ngày mà bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ, có lẽ đó là dấu hiệu bạn không ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, việc không ngủ đủ giấc còn khiến bạn cảm thấy cáu kỉnh và hay quên.


Việc không ngủ đủ giấc lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và gây ra những căn bệnh sau:


  • Dễ bị bệnh
  • Huyết áp cao
  • Tiểu đường
  • Các căn bệnh về tim
  • Béo phì
  • Trầm cảm


Ngủ quá nhiều có sao không?


Ngủ quá nhiều có sao không?


Những tác hại của việc không ngủ đủ giấc đã được mọi người biết đến từ lâu. Bây giờ, các nhà nghiên cứu đang bắt tay vào thực hiện những khảo sát về những tác dụng phụ của việc ngủ quá nhiều.


Ngủ quá nhiều là khi bạn cần nhiều hơn 8-9 giờ để ngủ, và có thể còn cần ngủ những giấc ngắn giữa ngày.


Cũng như ngủ quá ít, việc bạn ngủ quá nhiều cũng có thể gây ra những hậu quả như:


  • Trầm cảm
  • Cáu bẳn
  • Các vấn đề về tim mạch


Tuy nhiên, những hậu quả trên không phải lúc nào cũng là hậu quả của việc ngủ quá nhiều. Đôi khi, tình trạng bạn cần ngủ quá nhiều hơn mức bình thường là dấu hiệu của những căn bệnh tiềm ẩn sau:


  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
  • Bệnh Parkinson
  • Tiểu đường
  • Các bệnh về tim
  • Béo phì
  • Rối loạn giáp trạng
  • Hen suyễn


Bạn nên đi ngủ vào lúc nào?


Khung thời gian ngủ tốt nhất chính là khi bạn có thể đáp ứng đủ số giờ ngủ mà độ tuổi của bạn cần.


Bạn có thể xác định được thời gian đi ngủ phù hợp dựa vào thời gian bạn thức giấc, sao cho thời điểm bạn đi ngủ cách thời điểm bạn thức giấc là 7 giờ đồng hồ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn chặn dịch bệnh Hoa Kỳ, đây là lượng thời gian ngủ tối thiểu dành cho người trưởng thành.


Giả sử, nếu bạn thức dậy vào lúc 6 giờ sáng, thì bạn phải đặt lưng xuống giường và ngủ vào lúc 11 giờ tối.


Một phương pháp khác là tìm ra một khung thời gian nhất định mà bạn có thể duy trì chúng hằng ngày, kể cả những ngày cuối tuần. Thức khuya và đi ngủ không đúng giờ vào những ngày cuối tuần cũng cản trở việc bạn trở lại khung thời gian sinh hoạt bình thường vào giữa tuần.


Kết luận


Nhìn chung, bạn nên đi ngủ và thức dậy sớm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Dù vậy, không phải ai cũng có thể làm được điều này.


Quan trọng hơn cả là việc bạn đảm bảo bản thân có thể ngủ đủ giấc và có được những giấc ngủ chất lượng. Có nhiều cách để thực hiện điều này, một trong số đó là đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung thời gian nhất định mỗi ngày.


Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó ngủ vào ban đêm hoặc liên tục cảm thấy buồn ngủ mặc dù bạn đã áp dụng một lịch trình đi ngủ nhất quán. Trong trường hợp đó, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cho các vấn đề về giấc ngủ và cần sự chuẩn đoán và tư vấn từ chuyên gia y tế.


Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Thời gian ngủ và thức dậy khi nào là tốt nhất?

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan