Thông tin y tế

Mức đáp ứng miễn dịch với COVID-19 bị ảnh hưởng bởi các thuốc thông thường

mức đáp ứng miễn dịch covid 19 ảnh hưởng bởi thuốc

Thuốc không kê đơn như aspirin, ibuprofen và acetaminophen vừa có thể hỗ trợ, vừa có thể chống lại hệ miễn dịch khi kháng lại sự nhiễm trùng.

Một số loại thuốc dùng để giảm đau sau tiêm chủng có thể làm giảm mức đáp ứng miễn dịch mong muốn.

Theo một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Khoa Y và Sức khỏe của Đại học Sydney (Úc) thực hiện, các loại thuốc thường dùng để giảm đau và hạ sốt có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 theo cách tiêu cực hoặc tích cực, tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng.

Kết quả trên được công bố vào ngày 1 tháng 3 trên Tạp chí Dược lâm sàng Anh, dựa trên một đánh giá lâm sàng lớn về các báo cáo của cơ sở dữ liệu y tế – dữ liệu mô tả tác dụng của paracetamol (acetaminophen), thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirinibuprofen, và thuốc giảm đau nhóm opioid như morphinecodeine, trên hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Theo một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Khoa Y và Sức khỏe của Đại học Sydney (Úc) thực hiện, các loại thuốc thường dùng để giảm đau và hạ sốt có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 theo cách tiêu cực hoặc tích cực, tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng.

Tác giả chính của bài nghiên cứu, tiến sĩ Christina Abdel-Shaheed cùng các giảng viên của khoa Y và Sức khoẻ trường Y tế Công cộng Sydney cho biết: “Theo chúng tôi đánh giá, một số loại thuốc giảm đau và giảm sốt phổ biến có thể hoạt động cùng với hệ miễn dịch để chống lại sự nhiễm trùng, tuy nhiên những loại khác lại có thể chống lại hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc hoặc phản ứng xấu với các bệnh truyền nhiễm.”

Trong những phát hiện quan trọng được nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, aspirin được coi là một lựa chọn điều trị dễ tiếp cận và hợp túi tiền đối với bệnh lao – một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn tấn công vào phổi. Như đã đề cập trong các nghiên cứu khác, tác dụng điều trị này cũng có thể áp dụng cho COVID-19.

Một bài báo được xuất bản vào tháng 10 năm 2021 trên tạp chí BMJ Heart nói rằng, aspirin cải thiện các chỉ tiêu lâm sàng cho những người mắc vi-rút corona và một nghiên cứu được công bố cùng năm trên trang Dịch tễ học lâm sàng và sức khỏe toàn cầu cho thấy việc sử dụng aspirin có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.

Tuy nhiên, khi xét chung các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen và aspirin, ta thấy chúng đều có thể làm giảm mức đáp ứng miễn dịch mong muốn khi được dùng để giảm đau sau tiêm chủng.

“Không nên dùng paracetamol hoặc ibuprofen trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng – ví dụ như COVID-19 – để ngăn ngừa việc sốt nhẹ hoặc đau đầu, vì điều này có thể làm giảm phản ứng miễn dịch mong muốn của cơ thể đối với vắc-xin”, Tiến sĩ Abdel-Shaheed nói. “Đối với bệnh thủy đậu, không nên sử dụng ibuprofen vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn”.

Không nên dùng paracetamol hoặc ibuprofen trước hoặc ngay sau khi tiêm chủng - ví dụ như COVID-19 - để ngăn ngừa việc sốt nhẹ hoặc đau đầu

Những tác giả của nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, thuốc kháng viêm indomethacin (được sử dụng để điều trị các cơn đau cấp tính từ nhẹ đến trung bình, và giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp hoặc bệnh gút) có thể làm giảm sự nhân lên của vi-rút COVID-19. Tuy nhiên, cần thử nghiệm thêm trên người với quy mô lớn để có thể khẳng định thông tin này.

Tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật Justin Beardsley – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Westmead và là nhà nghiên cứu của Viện Bệnh truyền nhiễm Sydney, người đồng ủy quyền cho nghiên cứu – đã chỉ ra một khám phá rất quan trọng, rằng morphin (dùng để giảm đau) có thể ức chế các tế bào chủ chốt của hệ miễn dịch do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là sau khi phẫu thuật ung thư.

Tiến sĩ Andrew McLaughlin, trưởng khoa Dược Đại học Sydney và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này để cung cấp thêm thông tin về cách sử dụng các loại thuốc thông thường để điều trị bệnh truyền nhiễm. Ông nói: “Với nhu cầu cấp thiết về các phương pháp điều trị mới cho COVID-19 và hiệu quả giảm sút của một số chất kháng khuẩn do hiện tượng kháng thuốc; vào lúc này, chúng ta thực sự rất cần các loại thuốc có thể duy trì hoặc nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị bằng thuốc chống nhiễm trùng cố hữu.”

Bác sĩ Julie Parsonnet thuộc khoa truyền nhiễm tại Đại học Stanford (California), đã không tham gia vào nghiên cứu này, đồng thời nhấn mạnh rằng phần lớn các nghiên cứu cho đến nay đều mâu thuẫn với nhau và chúng ta không thể nào chắc chắn về tác động của những loại thuốc này đối với hệ miễn dịch của con người trong việc chống lại bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, trong khi một số nghiên cứu cho rằng aspirin và indomethacin có thể giúp ngăn ngừa tử vong do COVID-19, các dữ liệu khác lại cho thấy chúng không có bất kì tác dụng gì.

“Rất khó để biết thông tin nào là chính xác khi không có đủ các thử nghiệm lâm sàng”, bác sĩ Parsonnet nói. “Nghiên cứu trên đã cho thấy chúng ta cần thực hiện nhiều nghiên cứu lấy con người làm trung tâm hơn về chủ đề này”.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn. 

Related Posts