Thông tin y tế

Có cần tiêm mũi 4 vắc-xin COVID-19 để đối phó Omicron không?

Có cần tiêm mũi 4 vắc-xin COVID-19 để đối phó Omicron không?

Cho đến hiện tại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ tiêm 2 mũi vắc-xin COVID-19 có thể không đủ để chống lại biến thể Omicron.

Tuy nhiên, dữ liệu đã chỉ ra rằng việc tiêm mũi tăng cường vắc-xin COVID-19 có thể hồi phục phản ứng miễn dịch ở mức độ tương tự như mũi 2 trước các biến thể khác nhau.

Israel đã triển khai mũi tiêm tăng cường thứ 2 ngừa Covid-19, tổng cộng đã tiêm 4 mũi cho các nhóm đối tượng đủ điều kiện. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) vẫn chưa quyết định liệu họ có thực hiện việc này hay không.

Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng hiện tại chưa đủ dữ liệu để chứng minh việc ta cần tiêm mũi thứ tư, hay tiêm vắc-xin mỗi năm một lần. Trước đây, đã có những báo cáo nói rằng hai mũi tiêu chuẩn của vắc-xin ngừa COVID-19 có thể không đủ để phòng chống sự lây nhiễm của biến thể Omicron, nhưng vẫn sẽ hạn chế ca nhập viện và tử vong.

Điều này đã thúc đẩy việc triển khai mũi tiêm tăng cường ở nhiều quốc gia, đồng thời, các nhà sản xuất vắc-xin cũng nói rằng họ đang nghiên cứu vắc-xin riêng cho các biến thể.

Mặc dù ta đều thấy rõ sự cần thiết của việc tiêm 3 mũi vắc-xin, nhưng vẫn chưa biết rõ tác dụng bảo vệ sẽ kéo dài bao lâu, do các kháng thể sẽ dần suy giảm theo thời gian. Liệu cuối cùng ta có cần đến mũi thứ tư để khắc phục điều này hay không? Nếu có, thì khi nào sẽ triển khai? Chúng ta vẫn có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.

Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia về khả năng triển khai mũi thứ 4.

Sẽ tiêm mũi 4 sớm hơn dự kiến?

Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla nói với CNBC rằng có thể cần đến mũi tiêm thứ tư, sau khi nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có nguy cơ làm suy yếu các kháng thể do vắc-xin ngừa COVID-19 tạo ra. Ông cũng nói rằng chúng ta có lẽ sẽ cần mũi tiêm này càng sớm càng tốt. “Chúng tôi sẽ xem xét dữ liệu cụ thể trong thực tế để xác định xem liều thứ 3 có tác dụng bảo vệ ta khỏi Omicron hay không và trong bao lâu. Thứ hai, tôi nghĩ ta sẽ cần được tiêm đến bốn liều,” ông Bourla nói.

“Đối với Omicron, chúng tôi cần chờ xem vì có rất ít thông tin. Chúng tôi có lẽ sẽ cần thông tin trong khoảng thời gian sớm hơn”, ông nói thêm.

Bất chấp những bình luận này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa công bố quyết định việc triển khai toàn cầu các mũi nhắc lại và đã cảnh báo rằng cần có thêm dữ liệu trước khi đưa ra quyết định.

Tuy vậy, vào tháng 12, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt liều vắc xin COVID-19 thứ tư sau khi Thủ tướng Naftali Bennett công bố sẽ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 liều thứ 4 cho những người trên 60 tuổi và những người thuộc các nhóm có nguy cơ, bao gồm nhân viên y tế và người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Họ có thể tiêm thêm liều thứ tư 4 tháng sau khi tiêm liều thứ ba.

Theo phát hiện sơ bộ của một nghiên cứu ở Israel, liều thứ tư của vắc-xin Pfizer-BioNTech tăng cường kháng thể gấp 5 lần trong một tuần sau khi tiêm.

Một số nguồn cho rằng cần tiêm mũi 4 sớm để chống lại biến thể Omicron.

Trong khi đó, bang Tây Virginia ở Mỹ đã cho biết họ cũng sẽ đề nghị Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) bắt đầu tiêm liều thứ tư cho những người trên 50 tuổi, những người có bệnh lý nền và những người làm công việc thiết yếu.

Tại các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, những người ban đầu được tiêm hai liều CoronaVac – vắc-xin ngừa COVID-19 do Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất, cũng đã được tiêm thêm hai liều vắc-xin Pfizer-BioNTech.

Đề xuất tiêm bốn liều vắc-xin xuất hiện sau khi có nghiên cứu thấy rằng loại vắc-xin trước đây không có khả năng miễn dịch nhiều như vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA.

Một vấn đề khác đang được đưa ra thảo luận là việc rút ngắn khoảng cách giữa mũi thứ hai và các mũi tiêm nhắc lại.

Thế nhưng Tiến sĩ Monica Gandhi, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học California, San Francisco, nói nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiêm các mũi bổ sung trong khoảng cách thời gian quá ngắn sẽ không mang lại nhiều lợi ích miễn dịch.

“Các dữ liệu đến hiện tại đều khuyến cáo nên tiêm mũi tăng cường từ 4 đến 6 tháng sau mũi tiêm thứ hai, giãn cách thời gian tiêm giữa các liều sẽ làm tăng tính sinh miễn dịch của vắc xin”, do vậy nên tôi sẽ không tiêm trong khoảng thời gian ít hơn 12 tuần sau mũi cuối cùng,” cô nói.

Điều chắc chắn: 3 liều vắc xin giúp kháng Omicron tốt hơn

Ở thời điểm hiện tại, không có đủ dữ liệu để xác định chắc chắn liệu chúng ta có cần tiêm liều thứ tư hay không. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều báo cáo cho thấy rằng tiêm đủ ba liều là rất quan trọng để bảo vệ ta trước chủng Omicron.

Bản thảo nghiên cứu từ Oxford công bố vào tháng 12 cho thấy chỉ tiêm hai liều vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer có ít hiệu quả phòng bệnh trước nguy cơ lây nhiễm từ Omicron.

Tiến sĩ Gandhi cho biết: “Các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cho thấy biến thể Omicron có thể né tránh hoạt động trung hòa của các kháng thể từ hai liều vắc-xin Pfizer, mặc dù những người đã khỏi bệnh COVID-19 và sau đó được tiêm vắc-xin sẽ có khả năng chống lại hàng loạt biến thể”.

Tuy nhiên, cô chỉ ra rằng hai liều vắc-xin mRNA vẫn bảo vệ những người mắc bệnh từ biến thể Omicron khỏi bị trở nặng, dẫn từ một nghiên cứu mới được công bố tại Nam Phi.

Nghiên cứu cho thấy rằng hai mũi vắc-xin có 70% khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện với người nhiễm biến thể Omicron, 33% bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Dữ liệu cũng cho thấy nguy cơ nhập viện và nguy cơ nhiễm bệnh lần lượt là 93% và 80% đối với người nhiễm biến thể Delta.

Chỉ tiêm hai liều vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer có ít hiệu quả phòng bệnh trước nguy cơ lây nhiễm từ Omicron.

Dữ liệu trước đó từ Pfizer đã chỉ ra rằng tiêm thêm một liều tăng cường làm tăng đáng kể các kháng thể trung hòa, tăng khả năng bảo vệ của vắc-xin cao tương tự như khả năng “phòng vệ” của hai liều với biến thể Delta.

Tương tự, một Nghiên cứu của Israel so sánh những người đã tiêm liều thứ hai cách đây 5 đến 6 tháng và những người đã tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cách đây khoảng một tháng. Họ phát hiện ra rằng liều thứ ba có khả năng chống chọi với Omicron gấp 100 lần.

Một kết quả phân tích từ Vương quốc Anh cũng cho thấy rằng các mũi tiêm nhắc lại ngăn ngừa từ 70 đến 75% người bệnh khỏi các triệu chứng. Tùy thuộc vào liều ban đầu là từ vắc xin Oxford-AstraZeneca hay vắc xin Pfizer-BioNTech sẽ có những điểm khác biệt nhưng không đáng kể.

Dựa trên các dữ liệu đã có, Tiến sĩ Gandhi nói rằng không có cơ sở triển khai tiêm liều thứ tư. “Liều thứ ba sẽ giúp tăng cường khả năng chống bệnh nhưng chúng tôi vẫn chưa có lý do để triển khai liều thứ tư,” cô nói với Healthline.

Ta có thể sẽ không cần vắc xin đặc hiệu với Omicron

Pfizer cho biết họ hiện đang nghiên cứu vắc xin đặc hiệu với Omicron, và có khả năng sẵn sàng để phân phối sớm nhất là Tháng 3 năm 2022. Trong quá khứ, khi đối mặt với các biến thể vi rút Corona như Delta và Beta, Pfizer và Moderna đều nỗ lực cải tiến vắc xin (từ nguồn tin đáng tin cậy) nhưng công thức vắc-xin hiện tại vẫn có hiệu quả bảo vệ tương tự.

“Chúng tôi chưa biết có cần thiết tạo ra một loại vắc-xin mới với các biến thể mới trong tương lai hay không”, theo Tiến sĩ William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee.

“Có rất nhiều câu hỏi về việc liệu có cần thiết tạo ra một vắc xin mới cho Omicron hay không, vì nó có đặc tính dễ lây lan. Họ đang thu thập dữ liệu để đưa kết luận rằng Omicron có thể không gây triệu chứng nặng. Và nếu đúng như vậy, các loại vắc-xin hiện tại của chúng tôi và các liều tăng cường có khả năng “phòng vệ” trước Omicron, thì chúng tôi có khả năng sẽ không cần vắc-xin dành riêng cho Omicron. Nhưng những quyết định đó vẫn chưa được hiện thực hóa”. Ông Schaffner cho biết thêm.

Tiến sĩ Gandhi nói rằng kháng thể từ các tế bào B do vắc-xin tạo ra có khả năng thích ứng theo các biến thể, nên các vắc xin đặc hiệu cho từng loại biến thể sẽ không cần thiết.

Bà nói: “Hiện tại chúng tôi biết rằng các tế bào T từ vắc-xin vẫn hoạt động chống lại Omicron. Bên cạnh đó, “Các tế bào B (được tạo ra từ vắc-xin) sẽ tạo ra các kháng thể mới và điều chỉnh để hoạt động chống lại các biến thể.”

Tuy nhiên, vắc-xin sẽ không phải là vũ khí duy nhất của chúng tôi để chống lại Omicron. Thuốc kháng vi-rút cũng có thể ngăn các ca nhiễm khỏi diễn tiến nghiêm trọng. Điển hình như thuốc kháng vi-rút Pfizer của Paxlovid và Molnupiravir của Merck đang được thử nghiệm lâm sàng”.

Tiêm 3 mũi là được xem là đã tiêm chủng đầy đủ?

Tiến sĩ Schaffner nhấn mạnh rằng vẫn chưa có đủ dữ liệu để đưa ra câu trả lời xác đáng. “Có một điều rõ ràng rằng nếu đây không phải là một đại dịch, thì loạt tiêm chủng ban đầu sẽ là một loạt ba liều. Bây giờ, đã có sự khác biệt giữa xác định theo cách khoa học và xác định chính thức về việc tiêm chủng ‘đầy đủ’ đòi hỏi bao nhiêu mũi,” ông nói với Healthline.

Tiến sĩ Schaffner cho biết, theo cách hiểu đó, chúng ta sẽ có thể thấy tùy theo quốc gia mà sẽ có các cách thực hành khác nhau. Chẳng hạn như Vương quốc Anh gần đây đã tăng tốc triển khai mũi tăng cường, với sự kiện Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố vào tối Chủ nhật rằng họ mong sẽ hoàn thành việc tiêm mũi tăng cường cho mọi người vào năm mới thay vì cuối tháng 1.

Tiến sĩ Schaffner nhấn mạnh rằng ở Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác trên thế giới, có nhiều người bao gồm người lớn và trẻ em, trong đó trẻ em có số lượng lớn hơn, thậm chí vẫn chưa được tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

“Hiện tại, ít nhất là đối với Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục định nghĩa tiêm hai liều là được xem như tiêm chủng đầy đủ, cùng với đó là khuyến khích tiêm liều nhắc lại,” ông Schaffner nói.

Tiến sĩ Schaffner nhấn mạnh rằng ở Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác trên thế giới, có nhiều người bao gồm người lớn và trẻ em, trong đó trẻ em có số lượng lớn hơn, thậm chí vẫn chưa được tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

Rất khó để xác định có cần tiêm mũi tăng cường hàng năm hay không

Ông Schaffner nói rằng có thể sẽ phải tiêm chủng hàng năm giống như vắc-xin cúm, nhưng tại thời điểm này, vì ta không có đủ dữ liệu nên có thể nói đây chỉ là suy đoán.

Tiến sĩ Gandhi nói rằng, nhờ vào các kháng thể được tạo ra bởi Tế bào B từ vắc xin, chúng ta có khả năng sẽ không cần mũi tăng cường hàng năm. Tuy vậy, có những nỗ lực đang được tiến hành để tạo ra vắc xin kết hợp giữa vắc xin ngừa cúm và vắc xin COVID-19, điển hình nhất là Moderna.

“Như tất cả chúng ta đều nhìn thấy, tổ chức y tế công cộng và các hội truyền nhiễm đang chấp nhận quan điểm rằng có thể có tiêm chủng hàng năm hoặc thêm một loại thuốc tăng cường mới để đối phó với các biến thể mới trong tình trạng bán khẩn cấp. Tất cả những điều đó đều có thể xảy ra,” ông Schaffner nói.

Tuy nhiên, trước khi đưa ra những quyết định như vậy, chúng ta cần tạo ra một đơn vị phản ứng phối hợp quốc tế.

Tiến sĩ Schaffner nói rằng mặc dù đã có một tổ chức khoa học và y tế công cộng do WHO đứng đầu đang hoạt động để điều chỉnh vắc-xin cúm hai lần một năm, nhưng vẫn chưa có cơ chế ra quyết định tương tự đối với vắc-xin COVID-19.

“Những người lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới do WHO dẫn đầu hiện chỉ đang tranh giành nhau để đưa ra một quy trình ra quyết định. Tôi nghĩ thay vì từng quốc gia đưa ra quyết định, thì chúng ta cần một sự nhất quán quốc tế. Và cấu trúc như vậy đang được thực hiện ngay bây giờ,” ông nói.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

Related Posts