Bệnh tim mạch

Bệnh tim ở nam và nữ có gì khác nhau?

Bệnh tim ở nam và nữ có gì khác nhau?

Giới tính có thể tạo nên những khác biệt bất ngờ. Tuy nhìn bề ngoài, trái tim của nam và nữ rất giống nhau, nhưng chúng lại có những điểm khác biệt đáng kể.

Ví dụ, trái tim của phụ nữ cũng như các buồng tim thường nhỏ hơn của nam giới, nhưng các van tim tựa như các bức tường ngăn cách giữa các buồng tim ở cơ thể nữ giới sẽ mỏng hơn của nam. Tim của phụ nữ bơm máu nhanh hơn so với đàn ông, nhưng lượng máu đẩy ra trong mỗi lần co bóp ít hơn khoảng 10%. Mỗi khi phụ nữ bị căng thẳng, nhịp tim của họ sẽ tăng lên và tim bơm ra nhiều máu hơn. Khi nam giới căng thẳng, các động mạch của tim co lại và làm tăng huyết áp.

Vậy những điểm khác biệt này có ý nghĩa gì không? Câu trả lời là có. Giới tính đóng vai trò quan trọng trong triệu chứng, phương pháp điều trịhậu quả của một số bệnh tim phổ biến.

Bệnh mạch vành (Balloon mitral valvuloplasty – BMV)

Bệnh mạch vành (BMV) có sự tiến triển tương tự ở cả nam lẫn nữ, và là nguyên nhân hàng đầu gây nên những cơn đau tim. Các chất béo dư thừa lưu thông trong máu sẽ tích tụ trong thành động mạch tim, tạo thành các mảng bám, hay còn được gọi là mảng. Khi các mảng này tích tụ theo thời gian, chúng sẽ cứng lại và dần dần làm hẹp lòng động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu.

Bệnh mạch vành là bệnh tim có ở nam lẫn nữ.

Tuy diễn biến bệnh ở nam và nữ không khác nhau, phụ nữ có các nguy cơ mắc BMV mà nam giới không có, cũng như có xu hướng gặp phải các triệu chứng đau tim khác nhau. Nếu chỉ sử dụng phương pháp kiểm tra thông thường đối với các triệu chứng xuất hiện ở nữ, quá trình chẩn đoán BMV có thể khó khăn hơn.

Sau khi chịu các cơn đau tim, không phải lúc nào nữ giới cũng phục hồi tốt như nam giới. Điều này là do đôi lúc phụ nữ không nhận được sự điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của mình. Trong một số trường hợp khác, đó là vì họ không biết mình có nguy cơ mắc bệnh cho đến khi quá muộn. Dưới đây là sáu điểm khác biệt của BMV ở nam và nữ:

1. Phụ nữ có các yếu tố nguy cơ đặc thù

Một số bệnh chỉ có ở nữ giới làm tăng nguy cơ mắc BMV như bệnh lạc nội mạc tử cung, bệnh buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp thai kỳ. Nghiên cứu đã phát hiện bệnh lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ mắc BMV lên đến 400% ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

Phụ nữ cũng có các yếu tố nguy cơ cơ bản như nam giới, chẳng hạn như huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mức cholesterol cao, hút thuốc và béo phì. Cũng giống như nam giới, phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi tiền sử bệnh tim trong gia đình, đặc biệt là khi có cha hoặc anh mắc BMV trước 55 tuổi, hay mẹ hoặc chị mắc trước 65 tuổi.

2. Phụ nữ thường gặp cơn đau tim đầu tiên khi đã lớn tuổi.

Phụ nữ thường lên cơn đau tim khi đã lớn tuổi.

Trong khi đó, đàn ông có nguy cơ bị đau tim sớm hơn nhiều so với nữ. Nội tiết tố nữ estrogen bảo vệ hệ tim mạch của phụ nữ khỏi bệnh tim, nhưng sau khi mãn kinh hàm lượng estrogen sẽ bị suy giảm. Đây là lý do tại sao độ tuổi trung bình xuất hiện những cơn đau tim là 70 ở phụ nữ, nhưng lại chỉ là 66 đối với nam giới.

3. Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể khác với nam giới.

Đau ngực (hoặc cảm giác bị đè nặng, đè ép hoặc tức ngực) là triệu chứng đau tim phổ biến nhất ở nam giới. Một số phụ nữ cũng bị đau ngực, nhưng nhiều khả năng họ sẽ có các triệu chứng khác. Không giống với những hình ảnh cơn đau kịch liệt, tức ngực như trong phim, phụ nữ thường cảm nhận các triệu chứng nhỏ hơn trong ba hoặc bốn tuần trước khi lên cơn đau tim. Các dấu hiệu cảnh báo về bệnh đau tim gồm:

4. Mệt mỏi, đầu óc quay cuồng

Mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của bệnh tim.

Phải cẩn thận nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt nhọc dù trước đó không gắng sức làm việc gì, tức ngực, hay dù cảm thấy mệt mỏi, nhưng bạn vẫn không thể ngủ được. Ví dụ, nếu dọn dẹp giường, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng cũng khiến bạn mệt mỏi thì hãy cẩn thận.

5. Hụt hơi hoặc đổ mồ hôi

Hãy lưu ý khi cơ thể của bạn xuất hiện một trong hai triệu chứng trên dù không làm việc quá sức. Kèm theo đó là một triệu chứng khác như đau ngực, mệt mỏi, tình trạng có chiều hướng tệ hơn trong nhiều ngày sau khi cố sức làm gì đó, hoặc có cảm giác lạnh, cảm thấy khó thở mà không rõ nguyên nhân. Nếu bạn gặp tình trạng khó thở khi nằm xuống nhưng cảm thấy đỡ hơn khi ngồi dậy, đây cũng là một điều đáng lưu ý.

6. Đau cổ, lưng, vai, cánh tay, đau dạ dày hoặc đau quai hàm.

Nếu bạn không cảm nhận được vị trí đau cụ thể ở cơ hay khớp, hoặc bạn cảm thấy đau hơn khi đang cố sức làm gì đó và chỉ hết đau khi ngừng lại, đây là dấu hiệu báo động nguy cơ mắc bệnh tim. Phụ nữ có thể bị đau ở cả hai tay, còn đàn ông thường chỉ đau tay bên trái. Những triệu chứng sau đây cũng đáng lưu ý: Bị đau giữa ngực và đau lan ra lưng, bị đau đột ngột khiến thức giấc khi đang ngủ, hoặc bị đau ở phần hàm dưới bên trái.

7. Đôi khi rất khó chẩn đoán bệnh BMV ở phụ nữ.

Chụp X-quang (chụp động mạch vành) trong quá trình đặt ống thông tim là xét nghiệm hiệu quả nhất để tìm các chỗ hẹp hoặc tắc nghẽn trong các động mạch lớn của tim. Nhưng bệnh mạch vòng ở phụ nữ thường tác động đến các động mạch nhỏ hơn mà trên ảnh chụp động mạch không thể phát hiện được. Đối với phụ nữ có kết quả an toàn sau khi chụp động mạch vành, nhưng triệu chứng đau tim vẫn không thuyên giảm, tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ tim mạch chuyên về bệnh tim ở nữ.

8. Đau tim ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn đàn ông.

Phụ nữ thường không hồi phục nhanh như đàn ông sau cơn đau tim. Họ thường cần thời gian nằm viện lâu hơn và có nhiều nguy cơ tử vong trước khi xuất viện. Lí do có thể là phụ nữ bị nhồi máu cơ tim có nhiều yếu tố nguy cơ khó chữa trị, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao. Mặt khác, đôi lúc người phụ nữ thường đặt gia đình lên trên hết mà quên chăm lo cho sức khỏe bản thân.

9. Đôi lúc phụ nữ không được cho đúng thuốc trị bệnh tim

Đôi lúc phụ nữ không được cho đúng thuốc trị bệnh tim

Sau mỗi cơn đau tim, phụ nữ thường đối mặt với nguy cơ bị đông máu, gây ra nguy cơ đau tim lần nữa. Không rõ nguyên nhân là vì sao, nhưng nữ giới thường không được kê đơn thuốc để phòng ngừa máu đông. Điều này cũng là nguyên do phụ nữ thường bị đau tim lần 2 chỉ trong vòng 12 tháng sau đó.

Suy tim

Suy tim ở nam thường là do di chứng từ nhồi máu cơ tim, làm cơ tim không thể co bóp mạnh như bình thường. Trong khi đó, phụ nữ có nhiều khả năng bị suy tim khi huyết áp cao, bệnh thận mãn tính hoặc các bệnh lý khác khiến cơ tim của họ không thể dãn giữa các nhịp co bóp. Bệnh nhân nữ bị suy tim thường sống lâu hơn so với bệnh nhân nam. Tuy nhiên, triệu chứng hụt hơi sẽ làm bệnh nhân phải nhập viện thường xuyên, suy giảm khả năng hoạt động và khiến khả năng phải vào viện dưỡng lão cao hơn.

Rung tâm nhĩ

Rung tâm nhĩ (rung nhĩ) là một tình trạng khiến tim đập nhanh và không đều. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng phụ nữ bị rung nhĩ có nhiều triệu chứng hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn, khả năng đột quỵ cao hơn và di chứng nặng hơn nam giới. Họ cũng có thể được được điều trị rung nhĩ bằng cách cắt đốt bằng ống thông, nhưng nhiều khả năng phải nhập viện lại hơn nam giới vì rung nhĩ sau phẫu thuật.

Dù có nhiều vấn đề hiện hữu, nhưng bệnh nhân nữ được điều trị rung tâm nhĩ có nhiều khả năng sống sót hơn và ít có khả năng qua đời vì bệnh tim hơn nam giới.

Tự bảo vệ mình

Cho dù bạn là nam hay nữ, không bao giờ là quá muộn để giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Hãy làm theo các cách dưới đây:

Bác sĩ Cho là bác sĩ tim mạch và trưởng khoa tại Khoa Y học Tim mạch Gia đình Tomsich của Phòng khám Cleveland. Bà cũng là Giám đốc Trung tâm Tim mạch Phụ nữ.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

Related Posts