Thông tin y tế

Thuốc kháng vi-rút Molnupiravir chống Covid-19: Tác dụng phụ

Thuốc kháng vi-rút Molnupiravir chống Covid-19: Tác dụng phụ

Với các bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc kháng vi-rút đặc trị là điều vô cùng cần thiết vì nó sẽ giúp cứu sống người bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả, tác dụng phụ của thuốc kháng vi-rút cũng là một điều cần lưu ý, đặc biệt khi người dùng là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi,… Đối với thuốc kháng sinh điều trị Covid-19, hầu hết đều là thuốc mới nên thông tin còn chưa quá phổ biến, đặc biệt là thông tin về tác dụng phụ.

Bài viết này sẽ tổng hợp các tác dụng phụ của thuốc kháng vi-rút ngừa Covid-19 hiện đang phổ biến là Molnupiravir, cũng như cách sử dụng thuốc này thật an toàn.

Molnupiravir

Khi vừa được Bộ Y tế liệt kê là một trong những loại thuốc dùng để chữa trị cho F0 ngoại trú, Molnupiravir đã nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng. Điều này là dễ hiểu vì đây là loại kháng vi-rút có hoạt tính kháng vi-rút mạnh đối với SARS-CoV-2, giúp ngăn chặn sự nhân lên của vi-rút bằng cách thay thế một số phần trong chuỗi RNA của chúng. Chính tính năng này khiến cho Molnupiravir có thời gian điều trị vỏn vẹn 5 ngày, dành cho bệnh nhân ngoại trú có nguy cơ bệnh chuyển nặng.

Molnupiravir có thời gian điều trị vỏn vẹn 5 ngày, dành cho bệnh nhân ngoại trú có nguy cơ bệnh chuyển nặng.

Trong thời gian điều trị 5 ngày này, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kết luận Molnupiravir có nguy cơ gây độc gen thấp, nhưng vẫn yêu cầu nhà sản xuất thiết lập một quy trình để giám sát cơ sở dữ liệu bộ gen về sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2. Điều này là do đã có những lo ngại về tác động tiềm tàng của molnupiravir đối với tỷ lệ đột biến SARS-CoV-2.

Tác dụng phụ của Molnupiravir

Dù hiệu quả kháng vi-rút nhanh chóng và mạnh mẽ, nhưng Molnupiravir lại là một loại thuốc nguy hiểm cho sức khoẻ sinh sản của bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

FDA đã ban hành Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA) cho thuốc này, nhưng khuyên phụ nữ có thai không nên dùng Molnupiravir để điều trị bệnh Covid-19, đặc biệt là trong giai đoạn thai đang hình thành phôi. Điều này là do Molnupiravir có độc tính đối với thai nhi. Khi đưa đột biến gen vào trong vi-rút RNA, nó cũng đưa cả các đột biến vào DNA của tế bào chủ , dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Phụ nữ có thai và đang cho con bú gặp tình trạng bệnh nặng do Covid-19 nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Dù hiệu quả kháng vi-rút nhanh chóng và mạnh mẽ, nhưng Molnupiravir lại là một loại thuốc nguy hiểm cho sức khoẻ sinh sản của bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Đối với phụ nữ có quan hệ tình dục trong thời gian bệnh và dùng thuốc Molnupiravir, hãy lưu ý dùng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian này. Nếu có dự định mang thai trong tương lai gần, hãy sử dụng phương pháp ngừa thai trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Bên cạnh đó, Molnupiravir cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tinh trùng. Tuy nhiên, thông tin thuốc gây “yếu sinh lý” là không có cơ sở, là một cách hiểu sai của tác dụng phụ này.

Một số tác dụng phụ khác bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và chóng mặt.

Cách sử dụng

Những bệnh nhân có thể trạng yếu, không nhập viện và có nguy cơ chuyển nặng sẽ được khuyên dùng Molnupiravir. Khi biết mình bị nhiễm bệnh, bạn nên dùng thuốc càng sớm càng tốt để nâng cao hiệu quả của thuốc, với liều thông dụng là 800mg/lần, 2 lần/ngày trong 5 ngày liên tục. Tuy nhiên, bạn có thể dụng liều và phối hợp với thuốc kháng vi-rút khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tổng kết

Tất cả những loại thuốc mới đều có nhiều vấn đề gây tranh cãi và khiến người dùng lo lắng. Tuy nhiên, một điểm cộng của chúng là cho chúng ta thêm lựa chọn để chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Với vai trò là bệnh nhân hoặc người quan tâm đến sức khoẻ của mình, việc bạn cần làm là nắm rõ các thông tin chính thống về thuốc Molnupiravir, cũng như tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

Related Posts