Thông tin dinh dưỡng

Có phải loại hoa quả nào cũng tốt như nhau?

Có phải loại hoa quả nào cũng tốt như nhau?

Chúng ta may mắn sở hữu nguồn trái cây dồi dào đến chóng mặt, lắp đầy các quầy siêu thị quanh năm. Hoa quả thường được trưng bày dưới nhiều hình thức, đa dạng về màu sắc, kích thước và có lẽ bạn đã biết nghe đến quy tắc ăn 5 khẩu phần hoa quả và rau xanh trong bữa ăn hằng ngày.

Vậy, chúng ta ăn rau và trái cây để làm gì? Những giá trị dinh dưỡng có trong hoa quả có khác nhau hay không? Có sự khác biệt nào giữa trái cây tươi mọng với nước ép, sản phẩm tươi so với sản phẩm khô thì có điểm gì nổi trội hơn? Hãy cùng khám phá nhé.

Sư khác biệt giữa các loại quả

Cũng như các loại lương thực khác, những loại quả khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nhìn chung, hoa quả tươi là nguồn chất xơ dồi dào, trong khi nước ép thì không. Với một ly nước ép, ngay cả khi đây là một ly nước ép nguyên chất 100%, thì lượng đường vẫn nhiều hơn so với 1 miếng hoặc 1 phần trái cây tươi.

Thêm vào đó, trái cây tươi giúp bạn cảm thấy no hơn so với khi tiêu thụ nước hoa quả. Khi cần phải nạp một nguồn chất xơ nhất định từ hoa quả và rau xanh, tốt hơn hết bạn nên ăn thay vì uống. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bỏ qua việc uống nước ép – nếu ly nước ép của bạn là 100% nguyên chất – và bạn cũng không nên dùng quá 120-240ml/ngày.

Nhìn chung, hoa quả tươi là nguồn chất xơ dồi dào, trong khi nước ép thì không.

Khu vực quầy đông trong cửa hàng bách hóa thường được chất đống với hàng tá hoa quả khô đông lạnh. Những loại sản phẩm này thường đã được lột vỏ và cắt sẵn, tiện lợi và rẻ hơn so với trái cây tươi.

Trái cây đông lạnh thường được thu hoạch và làm lạnh nhanh chóng trước khi mùa gặt bắt đầu, nhờ thế mà hàm lượng dinh dưỡng được bảo đảm. Hơn nữa, một số loại hoa quả theo mùa như việt quất sẽ sẵn có ở dạng đông lạnh. Bí quyết là chọn các loại hoa quả đông lạnh không phụ gia đường.

Hãy bảo vệ bản thân khỏi bệnh viêm cấp mãn tính

Khoa học đã chứng minh rằng bệnh viêm cấp mãn tính có thể là kẻ giết người thầm lặng, ảnh hưởng và gây nên bệnh tim mạch, ung thư và bệnh tiểu đường loại 2, cùng với các triệu chứng khác. Những mẹo đơn giản có thể giúp bạn ngăn chặn bệnh nhiễm trùng cấp và khỏe mạnh hơn – được soạn thảo bởi những chuyên gia tại Trường Y thuộc Viện Đại học Harvard.

Có rất nhiều loại hoa quả được làm khô, bao gồm nho khô, mơ khô và cả dứa. Chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể bảo quản được lâu, lượng calories cao và dễ bỏ vào túi mang đi, thích hợp cho hoạt động cắm trại và leo núi.

Có rất nhiều loại trái cây được làm khô, bao gồm nho khô, mơ khô và cả dứa.

Tuy nhiên, có một số chất phụ gia như đường sẽ được thêm vào trong quá trình làm khô, đặc biệt là đối với xoài và dứa. Đường luôn được thêm vào mạn việt quất khô, lượng mạn việt quất được đóng gói đủ cộng hưởng với vị ngọt giúp bạn có thể ăn một lượng lớn khi ngồi nghỉ xả hơi, và tiếp thêm năng lượng cho những hoạt động trong ngày.

Sulfur Dioxide cũng được thêm vào một số loại trái sấy khô như nho hay mơ để bảo quản được độ tươi và màu sắc của chúng. Với đại đa số người tiêu dùng, hàm lượng chất phụ gia không phải là vấn đề gì to tát đối với họ; nhưng đối với một số người nhạy cảm, đặc biệt với những ai mắc bệnh suyễn thì hàm lượng nhỏ sulfur có thể gây ảnh hưởng. Sulfur dioxide sẽ được ghi rõ trên bao bì sản phẩm nên không khó để nhận biết chất phụ gia này.

Sao chúng ta không mua thực phẩm hữu cơ?

Chúng ta có rất nhiều lựa chọn khi nhắc đến trái cây hữu cơ được trồng trọt tự nhiên, tươi, đông lạnh hay cả sấy khô. Hàm lượng chất dinh dưỡng giữa các loại này không quá khác biệt, nên đây không phải là vấn đề làm bạn băn khoăn khi lựa chọn loại a hay loại b, dù khách hàng có thể chọn một loại nhất định dựa trên hình thức trồng trọt và các yếu tố liên quan đến vấn đề môi trường.

Hoa Kỳ có một số quy định về việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng một số trái cây cần hàm lượng thuốc trừ sâu nhiều hơn những loại khác, và chúng ta luôn được khuyến cáo rằng nên rửa sạch chúng trước khi ăn.

Sự khác biệt trong giá trị dinh dưỡng

Những loại trái khác nhau đều chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào. Hoa quả dòng Cam thường có hàm lượng vitamin C cao, những loại hoa quả khác cũng chứa lượng lớn khoáng chất tốt cho cơ thể. Một số ví dụ điển hình:

Chất dinh dưỡngTác dụng chínhLoại hoa quả
KaliCân bằng lượng khoáng chất và điện giải, duy trì huyết áp khỏe mạnh.Cam, mâm xôi, chuối, cherry, lựu, dưa ngọt, bơ
SắtGiúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu, phát triển trí não ở trẻ nhỏ.Mơ khô, nho khô
Vitamin CDuy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, làm lành các vết thương, chống oxy hóa.Trái cây họ Cam, Dâu, Kiwi
FolateTổng hợp DNA, hình thành hồng cầu, phát triển ống thần kinh sớm ở thai nhi.Cam, xoài, bơ
Vitamin AChống quáng gà, tăng trưởng tế bào, tăng cường các chức năng miễn dịch.Dưa gang

Bên cạnh các chất dinh dưỡng trên, một số loại trái cây cũng chứa nhiều flavonoid. Đây là một nhóm chất đa dạng, một số trong đó là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa, cũng như làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường và tim mạch.

Đặc biệt, trái họ Cam thường có hàm lượng flavonoid cao. Quả mâm xôi đen, việt quất, nam việt quất, cherry là những loại quả chứa nhiều chất này.

Vậy chúng ta nên ăn những loại quả nào?

Như bạn có thể thấy, không có loại trái cây nào có đủ hết các chất dinh dưỡng, vì vậy ăn nhều loại thực phẩm khác nhau là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Hãy thử những thứ mới nhé!

Như bạn có thể thấy, không có loại trái cây nào có đủ hết các chất dinh dưỡng, vì vậy ăn nhều loại thực phẩm và trái cây khác nhau là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Hãy thử những thứ mới nhé!

Hầu hết người trưởng thành nên ăn nhiều loại trái cây mang màu sắc khác nhau. Nên ưu tiên ăn trái cây tươi hơn uống nước ép. Bạn cũng nên chọn những loại hoa quả trong mùa vì chúng rẻ hơn. Hãy ăn một cách chậm rãi để cảm nhận trọn vẹn đầy đủ về mùi vị và kết cấu của chúng. Chúc bạn ngon miệng!

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.  

Related Posts