Bệnh ung thư

Nỗi lo và căn bệnh ung thư vú: 4 điều cần biết

Qúa trình điều trị ung thư vú có thể ảnh hưởng nhiều đến người trẻ.

Lưu ý của biên tập viên: Bài đăng này ban đầu được xuất bản vào năm 2017 và đã được cập nhật để đảm bảo tính chính xác và toàn diện.

Những người trẻ tuổi khi được chẩn đoán ung thư vú phải đối mặt với rất nhiều nỗi lo. Tất nhiên, họ sẽ gặp phải những câu chuyện tương tự như cuộc sống sau bệnh ung thư của các bệnh nhân khác. Đối mặt với cái chết của chính mình là một trong những điều đáng sợ nhất. Tuy nhiên, điều này phức tạp hơn đối với những người trẻ tuổi, vì những suy nghĩ tiêu cực sẽ gây ra những nỗi lo vượt ngoài các chẩn đoán về ung thư.

1. Cảm giác đánh mất bản thân mình

Thanh thiếu niên là một giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của cuộc đời. Đây là lúc họ có thể đang cân nhắc về việc yêu đương, gia đình, làm cha mẹ; họ muốn đi học trở lại hoặc muốn sống ở một nơi khác. Đây là các suy nghĩ bình thường, lành mạnh mà người trẻ nào cũng có.

Nghiên cứu cho biết “Thanh thiếu niên và thanh niên (TTN&TN) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trong độ tuổi từ 15 đến 39 phải đối mặt với một loạt những thách thức có liên quan đến di chứng của ung thư và việc điều trị nó bằng các biện pháp sinh học, nhận thức, cảm xúc và xã hội đang trở nên phổ biến.

Thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều di chứng của việc điều trị bệnh ung thư.

Khoảng thời gian sống chung với bệnh tật thường khiến việc tuân thủ điều trị và kiểm soát các triệu chứng, cũng như duy trì sức khỏe lâu dài gặp khó khăn, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, con cái và bạn bè đồng trang lứa, gián đoạn kế hoạch học hành và cơ hội nghề nghiệp, tạo nên thách thức đối với tiến bộ xã hội”.

“Sự đau buồn mà những người trẻ tuổi phải trải qua khi đối mặt với chẩn đoán ung thư là muôn hình vạn trạng.”

2. Di chứng sau điều trị ung thư là khác nhau với từng đối tượng

Việc điều trị ung thư vú sẽ khiến các thiếu nữ mãn kinh sớm hơn. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến ham muốn tình dục tự nhiên của họ. Họ đang trải nghiệm cuộc sống về thể chất của những người phụ nữ lớn tuổi hơn. Những điều họ từng muốn trước khi điều trị ung thư có thể không còn nữa. Thêm vào đó là những lo lắng về khả năng sinh sản, biến chứng sau ung thư và câu hỏi liệu họ có thể có con hay không?

Việc điều trị ung thư vú sẽ khiến các thiếu nữ mãn kinh sớm hơn.

Năng lượng của cơ thể thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc trong một ngày của họ. Điều này khiến một số phụ nữ trẻ cảm thấy không có hứng thú khi làm việc. Họ không thể lường trước được tác dụng phụ của việc điều trị ung thư, nên có thể phải sắp xếp một lịch làm việc phù hợp hơn.

3. Sự tự ti luôn thường trực.

Khi một người đã được chẩn đoán ung thư, họ sẽ muốn làm mọi cách để chiến đấu với bệnh tật và có cuộc sống tốt hơn. Việc điều trị thường hay bắt đầu quá đột ngột, khiến tinh thần bệnh nhẫn trở nên hoang mang.

Bệnh nhân ung thư sau khi điều trị vẫn sẽ bị căng thẳng.

Dần dần sẽ đến lúc quá trình điều trị chậm lại, các cuộc hẹn với bác sĩ thưa dần và họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tuy nhiên đây chính là lúc các nỗi đau di chứng sau điều trị bắt đầu xuất hiện. Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) của bệnh ung thư vú cũng không phải là hiếm.

Cần hiểu rằng nỗi đau chồng chất đó rất lớn, và có thể sẽ phải dành cả phần đời còn lại để chữa lành.

4. “Trông có vẻ ổn” và “Ổn” là hai điều khác nhau

Một phần khó khăn trong điều trị là khi bạn bè, gia đình tưởng rằng người bệnh đã khoẻ trong khi thực sự họ vẫn đang phải điều trị. Một người trông có vẻ đã khoẻ mạnh không có nghĩa là người đó không bị tổn thương về thể chất và tinh thần.

Một phần khó khăn trong điều trị là khi bạn bè, gia đình tưởng rằng người bệnh đã khoẻ trong khi thực sự họ vẫn đang phải điều trị.

Mặc dù nghe như thể ta đang làm quá vấn đề, nhưng nỗi đau đó là sự thật. Sự đau buồn chồng chất trong quá trình điều trị khi những người xung quanh cho rằng “bạn đã điều trị dứt điểm căn bệnh này” rồi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mình càng cô đơn.

Người thân có thể làm gì?

Vậy bạn bè và gia đình có thể làm gì để giúp đỡ những người mà họ yêu thương? Hãy hỏi thăm. Hỏi xem hôm nay họ cảm thấy thế nào. Tránh nói ra những điều mà bạn tự suy đoán. Bạn cần hiểu rằng nỗi đau chồng chất của họ rất lớn, và có thể họ sẽ phải dành cả phần đời còn lại để chữa lành.

Người thân nên kiên trì, vì người bệnh cần sự hỗ trợ về tinh thần để có thể vượt qua nỗi buồn và trở lại cuộc sống bình thường một cách tốt nhất.

Bất kỳ ai trong hoàn cảnh éo le này cũng đều sẽ vô cùng đau đớn. Các bệnh nhân sẽ mất rất nhiều thời gian hồi phục và đôi lúc mọi chuyện sẽ trở nên quá khó khăn, nhưng người thân vẫn nên kiên trì với họ vì người bệnh cần sự hỗ trợ về tinh thần để có thể vượt qua nỗi buồn và trở lại cuộc sống bình thường một cách tốt nhất.

Nguồn: Young Survival Coalition.