Bệnh tim mạch

Các thuốc phổ biến bệnh nhân tim mạch cần tránh

Bệnh tim mạch có nhiều loại thuốc cần tránh

Bạn hãy cẩn thận với những loại thuốc này

Ibuprofen và aspirin là hai trong số những thuốc cơ bản trong mỗi tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên, chúng lại có thể gây hại đến sức khỏe của bệnh nhân tim mạch.

Bác sĩ tim mạch Stephen G. Ellis cho biết: “Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những loại thuốc thông thường này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đông máu, rối loạn nhịp tim và thậm chí tử vong đối với một số người bệnh tim.

Hãy cùng bác sĩ Ellis đi sâu vào tìm hiểu các loại thuốc cần tránh này và nguyên nhân đằng sau nhé.

Các thuốc phổ biến bệnh nhân tim mạch cần tránh

1. Aspirin

Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, hãy cẩn thận với aspirin. Nghiên cứu cho thấy aspirin kết hợp với thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel (Plavix®) và thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®) sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

Theo bác sĩ Ellis, thông thường các bệnh nhân tim mạch đã được làm thủ thuật đặt stent mạch vành sẽ được chỉ định một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu và aspirin. Nhưng nếu họ cũng đang sử dụng thuốc chống đông máu do rung tâm nhĩ hoặc vừa mới thay van tim thì sẽ an toàn hơn nếu không dùng aspirin.

Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân tim mạch.

Mặc dù cả ba loại thuốc trên đều giúp ngăn ngừa máu đông, tuy nhiên dùng chúng cùng lúc có thể gây các tác dụng tiêu cực.

Tiến sĩ Ellis nhấn mạnh: “Điều quan trọng là tất cả bệnh nhân đặt stent mạch vành phải dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu để giúp tối ưu tác dụng sau phẫu thuật. Nếu bạn cũng đang dùng thuốc chống đông máu, thì không cần dùng thuốc aspirin ”

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng aspirin nếu lúc đó bạn cũng đang dùng thuốc chống đông máu.

2. Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID) như naproxen và ibuprofen

Nếu bạn mắc bệnh rung nhĩ (rối loạn nhịp tim) và đang dùng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ cục máu đông và đột quỵ thì hãy cẩn thận với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). NSAID bao gồm thuốc giảm đau thông thường naproxen (Aleve®) và ibuprofen (Advil®).

Ibuprofen có thể khiến bệnh nhân tim mạch chảy máu nghiêm trọng.

Tiến sĩ Ellis cho biết những loại thuốc này được sử dụng phổ biến để giảm đau nhức, và cũng là thuốc chống đông máu. Nếu bạn lại kết hợp chúng với thuốc chống đông máu theo toa, bạn có thể bị chảy máu nghiêm trọng.

3. Một số loại thuốc kháng sinh

Nếu bạn có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim, hãy cẩn thận với một số loại thuốc kháng sinh vì nó có thể làm gián đoạn hoạt động điện tim và dẫn đến nhịp tim nhanh (đôi khi gây tử vong).

Azithromycin (Z-pak) là một loại kháng sinh phổ biến có liên quan đến việc gia tăng các ca tử vong do rối loạn nhịp tim. Levofloxacin cũng cho thấy nguy cơ tương tự còn amoxicillin và ciprofloxacin thì cho thấy rủi ro thấp hơn.

Azithromycin dễ khiến bệnh nhân tim mạch bị rối loạn nhịp tim.

Theo Tiến sĩ Ellis, thông thường có nhiều nguyên do gây ra rối loạn nhịp tim, không chỉ bởi thuốc kháng sinh. Mặc dù nguy cơ bị ảnh hưởng nguy hiểm từ thuốc kháng sinh là cao nhất ở những người bị bệnh tim, nhưng mọi người ai cũng nên nhận thức về tác động tiêu cực của kháng sinh lên cơ thể.

4. Thuốc kháng histamine

Sự kết hợp giữa thuốc kháng histamine và thuốc điều trị huyết áp thực sự có thể khiến huyết áp tăng đột biến.

Thuốc kháng histamine thường được dùng để điều trị dị ứng, cảm lạnh, sổ mũi, v.v. và an toàn cho bệnh nhân tim trong trường hợp bạn không dùng thuốc điều trị huyết áp cao. Bởi sự kết hợp giữa thuốc kháng histamine và thuốc điều trị huyết áp thực sự có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng histamine và một số loại kháng sinh (ví dụ như erythromycin) có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

5. Thuốc Ức Chế Bơm Proton (PPIs)

Nếu bạn đang gặp vấn đề về dịch vị, bạn sẽ phải dùng PPIs, loại thuốc làm giảm sản xuất dịch vị dạ dày. Nhưng nếu bạn là một bệnh nhân tim mạch đã được đặt stent mạch vành và đang dùng thuốc chống đông máu thì PPIs có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu của bạn.

Nếu bạn là một bệnh nhân tim mạch đã được đặt stent mạch vành và đang dùng thuốc chống đông máu thì PPIs có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu của bạn.

Các tác dụng thường nhẹ, nhưng cũng có thể gây ra vấn đề nếu kết hợp với các thuốc chống đông máu khác.

Cuối cùng hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ về mọi loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc không kê đơn trước khi sử dụng.

Nguồn: Cleveland Clinic.