Bệnh Tiểu Đường

6 biện pháp phòng bệnh tiểu đường

Tiền tiểu đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch. Theo Hội tim mạch Hoa kỳ (American Heart Association) tiền tiểu đường sẽ dễ chuyển biến thành tiểu đường tuýp 2 trong vòng 10 năm, bệnh nhân tiền tiểu đường cũng có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Nhưng tiền tiểu đường chính xác là gì? Phải làm gì để phòng bệnh tiểu đường tuýp 2?

Tiền tiểu đường là khi lượng đường glucose trong máu cao hơn mức bình thường, đây được xem là tiền thân của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thường thì quá trình chuyển hoá từ tiền tiểu đường đến bệnh tiểu đường mất nhiều năm, để phát hiện sớm, bạn nên đi xét nghiệm chỉ số HgbA1c (còn gọi là A1c) ba năm một lần. HgbA1c là chỉ số lượng đường trung bình trong máu trong ba tháng gần nhất. Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, chỉ số A1c thấp hơn 5.7% là mức bình thường, giữa mức 5,7% và 6,4% là tiền tiểu đường, còn mức từ 6,5% trở lên thì thành bệnh tiểu đường.

Ngoài ra còn có thêm ba hình thức xét nghiệm tiền tiểu đường và tiểu đường.

  • Đầu tiên là xét nghiệm Glucose đường huyết lúc đói, thường yêu cầu xét nghiệm nhiều lần để đưa ra kết quả chính xác
  • Thứ hai là xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống, thường được dùng cho thai phụ. Phương pháp này yêu cầu bạn phải uống một chất lỏng có hàm lượng carbohydrate cao, sau đó kiểm tra lượng đường máu mỗi tiếng một lần, trong vòng ba tiếng.
  • Cuối cùng là xét nghiệm Glucose đường huyết ngẫu nhiên, cũng yêu cầu tái xét nghiệm để có kết quả chính xác

Dấu hiệu và nhân tố gây bệnh tiểu đường

Nếu lượng đường tăng ít, bệnh nhân sẽ không nhận ra bất cứ triệu chứng nào. Vì vậy, mỗi năm bạn cần phải kiểm tra chỉ số HgbA1c. Khi lượng đường trong máu tăng cao, bệnh nhân sẽ cảm thấy khát nước, đói, và có thể đi tiểu nhiều. Một số bệnh nhân còn bị sụt cân dù không thay đổi gì về khẩu phần ăn hay cách luyện tập.

Sau đây là những dấu hiệu và nhân tố gây bệnh tiểu đường:

  • Từ 45 tuổi trở lên.
  • Trong gia đình có người đã mắc bệnh. Nếu là các cha, mẹ, anh chị em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì có khả năng mắc bệnh gấp 2 đến 3 lần.
  • Béo phì: Những người có chỉ số BMI cao hơn 35 kg/m2 sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sớm.
  • Sự phân bố mỡ. Nam giới bị béo vùng bụng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Lối sống ít vận động: dù cho bạn không thừa cân nhưng nếu lười vận động cũng sẽ khiến nguy cơ tăng cao.
  • Có tiền sử bệnh cao huyết áp, hàm lượng cholesterol cao, hoặc hội chứng buồng trứng đa năng.
  • Có tiền sử bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Biện pháp phòng bệnh tiểu đường

Đọc tới đây rồi thì có lẽ bạn cũng muốn biết cách nào để phòng bệnh tiểu đường đúng không? Sau đây là 6 phương pháp giữ gìn sức khoẻ, giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định, và ngăn chặn tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.

1. Giảm cân

Điều chỉnh lối sống tích cực.

Tập trung vào một chế độ ăn ít béo, tập thể dục 150 phút mỗi tuần, nghĩa là chỉ 20 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn giảm cân năng và có lối sống tích cực hơn. Theo một nghiên cứu được in trong tạp chí Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (Journal of The American Dietetic Association) tên Look AHEAD (Action for Health in Diabetes) cho thấy, những người trưởng thành tham gia chương trình này đã giảm chín phần trăm cân nặng ban đầu trong một năm, cải thiện lượng đường trong máu, huyết áp, và hàm lượng cholesterol.

2. Hấp thụ tinh bột đúng cách

Lượng Carbohydrate (Đường, tinh bột) nạp vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, lượng carbohydrate cần thiết cho mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung 45g carbohydrates cho một bữa ăn là một con số hợp lý, trừ khi bạn có cường độ vận động cao và cần nhiều carb hơn.

3. Ăn uống điều độ

Nếu bạn thường bỏ bữa thì đã đến lúc nên thay đổi. Ăn uống vừa phải, điều độ sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu nhiều hơn là ngày nào cũng bỏ bữa sáng và ăn tối thật no.

Theo một nghiên cứu năm 2017 được in trên tờ Y học Gia đình Hàn Quốc (Korean Journal of Family Practice), việc ăn uống không điều độ ở những người trưởng thành (không mắc bệnh tiểu đường) tăng khả năng giảm sút lượng đường huyết lúc đói. Điều này khiến tác giả kết luận rằng ăn uống điều độ góp phần phòng bệnh tiểu đường tuýp 2.

4. Ăn nhiều rau, trái cây, đậu.

Một chế độ ăn thực vật toàn phần (bao gồm trái cây và rau củ, cây họ đậu, thực phẩm nguyên hạt, có ít hoặc không dùng dùng thực phẩm từ động vật hay đã qua chế biến) được cho là rất hiệu quả trong việc phòng và chữa bệnh tiểu đường tuýp 2. Một khẩu phần ăn được cho là lành mạnh sẽ tuân theo công thức sau: Rau chiếm phân nửa chén, phần còn lại sẽ là cơm và các thực phẩm bạn thích.

Một bữa ăn dinh dưỡng giúp bạn nuôi dưỡng một cơ thể khoẻ mạnh

5. Chọn chất béo tốt

Không phải chất béo nào cũng xấu, đừng sợ chất béo. Trên thực tế, một số chất béo rất tốt cho cơ thể.

Bạn nên thay thế những món có nhiều chất béo bão hoà (bơ, kem sữa tươi, thịt ba chỉ và sườn heo) với những món có nhiều chất béo không bão hoà vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khoẻ, như trái bơ, dầu oliu nguyên chất, các loại hạt và cá hồi. Thay vì phết bơ lên bánh mì nguyên cám, hãy dùng một trái bơ dằm nhuyễn.

Sự thay đổi này sẽ góp phần làm giảm chỉ số HgbA1c.

6. Bổ sung chất xơ hoà tan

Chất xơ hòa tan có trong các thực phẩm như:

  • Yến mạch
  • Cà rốt
  • Đậu hoà lan
  • Táo
  • Hạt lanh
  • Hạt hướng dương
  • Đậu thận (kidney bean)

Chất xơ hoà tan có ảnh hưởng tốt tới lượng đường huyết, do chúng làm chậm quá trình hấp thu đường. Nếu kết hợp chất xơ hoà tan với protein, ví dụ như ăn yến mạch với sữa chua, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn.