Thông tin dinh dưỡng

Lưu ý khi uống thuốc và sử dụng thực phẩm bổ sung

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, gần 70% người trưởng thành từ 40 đến 79 tuổi uống ít nhất một loại thuốc kê đơn. Trong khi đó, theo một khảo sát của Viện Dinh dưỡng vào năm 2020, có khoảng 75% người sử dụng thực phẩm bổ sung.

Dù mục đích sử dụng là để tăng cường sức khoẻ, nhưng bạn có biết sử dụng thực phẩm chức năng có có thể là mối nguy hại khi kết hợp với thuốc?

Nhiều người lầm tưởng rằng các thành phần bổ sung không ảnh hưởng đến thuốc (cả loại được kê đơn lẫn loại tự mua được). Hầu hết mọi người đều mua theo sự gợi ý của bạn bè, hoặc người thân trong gia đình. Tuy nhiên, có một số thành phần trong thực phẩm chức năng nếu dùng riêng thì không sao, nhưng khi kết hợp với thuốc thì sẽ gây ảnh hưởng.

Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng bổ sung nào, bạn cần nói với bác sĩ về những thành phần bổ sung mà mình dung hoặc trao đổi thường xuyên với dược sĩ để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng loại, đúng cách, cũng như giúp bạn có thể hấp thu thuốc và các thành phần bổ sung một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang uống một trong sáu loại thuốc thường được kê đơn dưới đây, hãy cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ sử dụng các loại thuốc thay thế để vẫn duy trì cuộc sống lành mạnh đúng nghĩa.

1. Thuốc làm giảm mỡ máu Cholesterol (statins).

Nếu đang uống loại thuốc này để cân bằng Cholesterol, bạn cần tránh sử dụng:

  • Gạo men đỏ: Trong men gạo đỏ có một lượng nhỏ chất ức chế enzyme HMG-CoA, và đa số các loại thuốc Statins dùng để giảm mỡ máu cũng có chứa các chất này. Người bệnh sử dụng cả thuốc lẫn thành phần bổ sung này có nguy cơ mắc phải những triệu chứng của việc bị ức chế enzyme HMG-CoA, làm tổn thương và đau cơ, nhức mỏi, rối loạn dạ dày.
  • Cây thiên ma: còn gọi là Định phong thảo, Thần thảo, Vô phong tự động thảo, Chân tiên thảo, Minh thiên ma, Hợp ly Thiên ma. Đây là vị thuốc thường được dùng trong Đông Y có khả năng hỗ trợ các triệu chứng mãn kinh và đau bụng vào kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi dùng kèm với statins sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về gan,

Thành phần thay thế:

Đối với các vấn đề về tim mạch, nên bổ sung thay thế bằng CoQ10. Theo một phân tích tổng hợp được đăng trên Hội Tim mạch Hoa Kỳ (Journal of the American Heart Association), CoQ10 là một chất chống oxi hoá hỗ trợ bệnh nhân bị tổn thương cơ, do ảnh hưởng từ statin. CoQ10 có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tim mạch, dù được sử dụng riêng biệt, hay để hỗ trợ thuốc truyền thống.

2. Thuốc lợi niệu (diuretics) điều trị cao huyết áp

Nếu phải uống thuốc chứa diuretic để điều trị cao huyết áp, cần tránh sử dụng những thành phần bổ sung kali. Do lượng kali được thải qua thận sẽ bị giữ lại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng Kali máu (Hyperkalemia). Bệnh nhân dùng thêm thành phần bổ sung kali sẽ bị rối loạn nhịp tim do lượng kali dư thừa,

Thành phần thay thế:

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh về huyết áp, bạn nên thay thế bằng việc bổ sung dầu cá, CoQ10, và tinh dầu tỏi. những thành phần trên sẽ giúp cho huyết áp của bệnh nhân ổn định, kể cả khi sử dụng chung với các loại thuốc

3. Insulin điều trị tiểu đường

Nếu đang điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin. Bạn nên tránh sử dụng những thành phần bổ sung dạng nhai hoặc dẻo, cũng như bất cứ loại nào có chứa đường. Lượng đường trong các thực phẩm này có thể đến từ dextrose (đường từ ngô) hoặc nước ép tổng hợp. Tất cả những thành phần bổ sung có đường sẽ làm mất tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường.

Thành phần thay thế:

Nên bổ sung quế, chất crom, hạt cỏ cà ri (fenugreek) vào những loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Do bệnh tiểu đường có thể gây hại cho hệ tiêu hoá, bổ sung các men vi sinh cũng là sẽ giúp bạn có một dạ dày khoẻ mạnh và khả năng giúp giữ lượng đường ở mức ổn định

4. Dụng cụ hít thuốc trong hô hấp

Bệnh nhân hen suyễn dùng dụng cụ hít thuốc thường xuyên cần tránh sử dụng các thành phần bổ sung chứa caffeine (các loại tinh chất trà xanh, sản phẩm tăng lực,…)

Những loại thuốc giúp giãn phế quản, ví dụ như Albuterol, có tác dụng thư giãn các cơ trong phổi và mở đường thở. Điều này khiến cho tim bạn đập nhanh hơn, và đây cũng là tác dụng phụ của caffeine. Như vậy, sử dụng dụng cụ hít thuốc và caffeine sẽ tăng khả năng bị rối loạn nhịp tim.

Thành phần thay thế:

Dầu khuynh diệp là lựa chọn phù hợp để hỗ trợ đơn thuốc mà bác sĩ đã kê cho bạn. Một bài đánh giá được in trong tờ Những tiến bộ trong chữa trị (Advances in Therapy) cho biết dầu khuynh diệp chứa nhiều chất cineole, là một trong những phương thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân hen suyễn.

5. Thuốc điều trị suy tuyến giáp

Bệnh nhân phải dùng thuốc điều trị suy tuyến giáp cần tránh các thành phần bổ sung chứa sắt, canxi, nhôm, magiê, và vitamin B9. Nếu sử dụng chúng trong vòng bốn tiếng sau khi điều trị bằng hoóc-môn thyroxine, những chất này sẽ giảm khả năng hấp thu thuốc.

Hội tuyến giáp Hoa Kỳ (American Thyroid Association – ATA) khuyên không nên dùng thành phần bổ sung, thực phẩm chức năng và các loại thuốc mua không cần kê đơn để điều trị bệnh suy tuyến giáp.

Nếu bạn muốn dùng bất cứ thành phần nào để hỗ trợ cho sức khoẻ, hãy tìm lời tư vấn của bác sĩ trước.

6. Thuốc chống trầm cảm SSRI và SNRI

Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên serotonin) và SNRI (thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin và noradrenaline), cần tránh dùng các thành phần bổ sung chứa amino acid tyramine và 5-hydroxytryptophan (5-HTP), một hoá chất được cơ thể hình thành từ trytophan. Lý do là chúng có thể ảnh hưởng đến các chất trong não, như serotonin và dopamine.

Những thành phần bổ sung này có thể tăng khả năng mắc phải hội chứng serotonin, nó có thể đi kèm với những triệu chứng như khó chịu, lú lẫn, bị ảo giác, tăng nhịp tim, bị sốt, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn và tiêu chảy.

Ngoài ra, SAM-e (S-adenosylmethionine) và dược thảo St.John’s Wort cũng là hai thành phần người bệnh cần tránh vì lý do trên

Người dùng thuốc chống trầm cảm cũng nên cẩn thận khi sử dụng cây nữ lang (Valerian). Đây là thành phần thường được dùng để điều trị chứng lo âu và mất ngủ, có một số tác dụng phụ như chóng mặt, uể oải, khó tập trung khi kết hợp với các loại thuốc SSRI hay SNRI.

Thành phần thay thế:

Một bài đánh giá được đăng trong tờ Khoa học thần kinh tổng hợp (Journal of Integratice Neuroscience) cho rằng, cùng với điều trị tâm lý, dầu cá là thành phần có lợi cho người sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tinh dầu cá hoặc omega-3 là lựa chọn tốt cho người dùng SSRI hoặc SNRI. Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng các chất axit béo không bão hoà đa có thể hỗ trợ cho SSRI