Bệnh Tiểu Đường, Thông tin y tế

5 Hiểu lầm thường gặp về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Khi phải sống chung với bệnh mãn tính, chúng ta nên hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mình và các vấn đề có thể phát sinh kèm theo nó.

Người sống chung với bệnh tiểu đường nhiều khi sẽ bị phân biệt đối xử trong cuộc sống.

Những người thân trong gia đình bệnh nhân tiểu đường cũng có thể gây ra các hành vi phân biệt đối xử, ngay cả khi họ không hề có ý làm tổn thương người bệnh. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn phải đối mặt với sự phán xét đến từ những người không quen biết trên mạng xã hội, hoặc thậm chí là ngay lúc đi khám bệnh.

Những lời phán xét đó có thể tác động đến sức khoẻ tinh thần của bệnh nhân và cả quá trình điều trị.

Dưới đây là một số sai lầm mà mọi người thường gặp khi giao tiếp với người bệnh tiểu đường.

Bị bệnh tiểu đường thì đừng nên ăn món đó

Mỗi khi bạn nói với ai đó rằng đừng nên ăn món này hay món kia, thường là do bạn quan tâm đến sức khoẻ của họ nên mới nói vậy. Tuy nhiên, điều đó có thể làm họ thực sự khó chịu.

Người bệnh tiểu đường thường xuyên phải nghe nhắc nhở về thói quen ăn uống, ví dụ như khi họ bị bắt gặp đang ăn một miếng sô cô la, hay đăng một bức ảnh ăn hamburger lên mạng xã hội chẳng hạn.

Người bệnh tiểu đường thường hay bị chỉ trích vì những món ăn họ chọn.

Thực ra, người bị bệnh tiểu đường loại 2 thường phải theo dõi lượng đường trong cơ thể của họ liên tục.

Nhờ có máy đo lượng glucose trong máu (CGM), nên họ thường biết chính xác chỉ số hiện tại là bao nhiêu. Khi ăn một món gì đó, họ đã có sự tính toán về lượng glucose nạp vào rồi.

Người bị bệnh tiểu đường là do lỗi của họ

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không có lỗi gì cả, đó là do họ mắc chứng rối loạn kháng insulin (insulin resistance)

Việc không chăm sóc sức khoẻ bản thân hay bị béo phì có thể làm tình trạng kháng insulin tệ đi, nhưng không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường đáng bị chỉ trích.

Người bị bệnh tiểu đường là người lười biếng

Những người bị bệnh tiểu đường thường hay bị chỉ trích là lười biếng hoặc không chịu chăm sóc sức khoẻ bản thân.

Người bị bệnh tiểu đường hay bị nhận xét là lười biếng.

Điều này không đúng. Bệnh tiểu đường rất phức tạp, đôi khi bạn không biết phải làm như thế nào mới đúng.

Bên cạnh việc phải liên tục kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường còn phải ra sức chống lại các vấn đề khác như đau tim, đột quỵ, mất thính lực hoặc nguy cơ bị cắt cụt một phần cơ thể.

Người bị bệnh tiểu đường không có cơ hội để lười biếng. Họ phải liên tục chăm sóc bản thân và phòng ngừa các biến chứng của bệnh gây ra.

Chữa tiểu đường loại 2 thì không cần công nghệ gì cả

Không phải tất cả các bệnh nhân tiểu đường loại 2 đều có thể tiếp cận các công nghệ như bơm insulin hay CGMs (theo dõi đường huyết liên tục).

Đôi khi bảo hiểm y tế của người bệnh tiểu đường không bao gồm chi phí mua các thiết bị theo dõi sức khoẻ này.

Nếu điều kiện tài chính cho phép, các thiết bị công nghệ này thực sự giúp ích người bệnh tiểu đường loại 2 rất nhiều.

Người bệnh không cần phải trích máu từ ngón tay nhiều lần trong ngày để xem lượng đường trong người mình đang là bao nhiêu nữa. Các thông tin và cả chỉ số A1C sẽ tự động hiển thị trên đầu đọc và được lưu lại theo thời gian để theo dõi.

Các chỉ số không chỉ giúp bệnh nhân theo dõi tình trạng của mình, công nghệ này còn cho bệnh nhân thêm thông tin và động lực để tiếp tục theo dõi chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

Việc theo dõi chỉ số là tối quan trọng khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Càng có nhiều thông số, bạn càng có lợi và chăm sóc bản thân tốt hơn.

Phải chữa bệnh tiểu đường bằng món ăn này

Không có món ăn hay hợp chất nào là chữa được bệnh tiểu đường cả.

Cơ thể của mỗi người đều khác nhau, bạn chỉ có thể điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định hơn bằng cách tập trung vào các nhóm thức ăn tươi, không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, dùng các loại carb phức tạp (complex carbonhydrates), protein nạc (lean protein) và các chất béo tốt.

Nói tóm lại

Không nên phân biệt đối xử người bệnh tiểu đường loại 2. Họ cần được thông cảm nhiều hơn nữa.

Bệnh tiểu đường thực sự rất khó để kiểm soát, và người mắc bệnh này phải đối diện với nó liên tục 24 giờ mỗi ngày.

Người bệnh tiểu đường phải ghi nhớ thời gian uống thuốc, đọc từng nhãn dán trên thức ăn mà họ nạp vào cơ thể, chọn bài tập thể dục để kiểm soát lượng đường ổn định. Họ phải đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng trong một ngày.

Khi một người bệnh tiểu đường đang cố gắng chăm sóc cho bản thân, họ nên được tôn trọng và thông cảm.

Nếu xung quanh ta có người mắc bệnh tiểu đường, chúng ta cần học cách thay đổi suy nghĩ và thông cảm hơn cho các khó khăn của họ để có thể đối xử tốt hơn với người mình yêu thương.

Nguồn: Healthline.