Giỏ hàng

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TỪ 250K
LUÔN LUÔN LÀ SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG
ĐƯỢC CHỌN LỌC BỞI CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

COVID-19: Một số điều cần lưu ý đối với người cao tuổi có bệnh nền

03/12/2021
Lối sống khoẻ

Người cao tuổi và mắc bệnh nền có nguy cơ gặp biến chứng và tử vong cao khi nhiễm COVID-19, theo những khuyến cáo gần đây. Cùng Watsup tìm hiểu kỹ hơn nhé

Trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra, chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với lời cảnh báo sau: Người cao tuổi và mắc bệnh nền có nguy cơ gặp biến chứng và tử vong cao khi nhiễm COVID-19. Nếu bạn hoặc người thân thuộc nhóm đối tượng trên, hãy đọc bài viết này để có thêm thông tin cần thiết về đại dịch dành riêng cho bạn.


Nhìn vào các dữ liệu, bạn sẽ thấy những người cao tuổi và mắc bệnh nền thường cần sự chăm sóc đặc biệt từ bệnh viện khi nhiễm COVID-19. Đến thời điểm hiện tại, 80% số người tử vong tại Hoa Kỳ bởi biến chủng virus mới đều rơi vào nhóm người cao tuổi.


Nhưng điều này cũng đặt ra một số vấn đề cần giải đáp:


  • Bao nhiêu tuổi thì tính là "già"?
  • Bạn cần lưu ý đến căn bệnh nền nào nhất?
  • Tại sao tuổi tác và các bệnh nền lại gia tăng các rủi ro về sức khoẻ của bạn?
  • Bạn (hoặc những người thân) cần chuẩn bị gì khi thuộc nhóm nguy cơ cao?


Khi "tuổi già" không đơn thuần là một con số


Những người tầm 65 tuổi có nguy cơ trở bệnh nặng khi mắc Covid-19.


Con số rủi ro mà Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đưa ra trong đợt dịch vừa rồi là 65 tuổi. Tức là những người rơi vào số tuổi này thường phải đối mặt với nguy cơ bệnh trở nặng, biến chứng và tử vong khi nhiễm COVID-19. Nhưng không chỉ người cao tuổi phải đương đầu với các nguy cơ trên, mà một phần đáng kể trẻ sơ sinh, trẻ em và những người dưới 65 đều nhiễm bệnh. Vậy nên mọi lứa tuổi đều cần nâng cao cảnh giác.


Căn bệnh nền nào làm gia tăng rủi ro sức khoẻ khi nhiễm COVID-19?


Các chuyên gia sức khoẻ đều cho rằng có rất nhiều loại bệnh nền dễ làm gia tăng ủi ro sức khoẻ khi nhiễm COVID-19, nhưng nhìn chung có tóm gọn thành những nhóm bệnh sau:


  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh suyễn hay bệnh gan mãn tính
  • Bệnh HIV
  • Chứng suy giảm hệ miễn dịch là hệ quả của bệnh tật hay các phương pháp điều trị bệnh.


Nhưng cũng chưa chắc bạn sẽ gặp những rủi ro về sức khoẻ khi mắc các bệnh trên. Cụ thể hơn, chúng ta vẫn chưa biết được liệu một người từng mắc bệnh ung thư nhưng nay đã thuyên giảm và một người mắc bệnh béo phì nhẹ, được kiểm soát tốt thì có gặp các rủi ro về sức khoẻ khi nhiễm COVID-19 hay không.


Tại sao tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi mắc bệnh nền lại trở nặng khi nhiễm COVID-19?


Tại sao tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi mắc bệnh nền lại trở nặng khi nhiễm COVID-19?


Hiện chưa có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi trên, nhưng có thể xem xét đến một số giả thuyết sau đây:


  • Hệ miễn dịch suy yếu dần theo tuổi tác và bệnh tật không thể chống chọi với virus, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng.
  • Hệ miễn dịch "không hoạt động" hoặc hoạt động quá mức ở nhiều người gây ra hiện tượng viêm và tổn thương cơ nghiêm trọng, dẫn đến biến chứng ở hệ miễn dịch.
  • Tổn thương nội tạng từ các căn bệnh trước đó cũng có thể tăng sức tàn phá của virus khi đi vào cơ thể người. Ví dụ như bệnh ung thư do hút thuốc quá nhiều sẽ bị biến chứng bởi hiện tượng nhiễm trùng hệ hô hấp gây ra bởi virus corona.
  • Sự gia tăng của nhiễm trùng diện rộng tạo sức ép lên các cơ quan nội tạng đã suy yếu theo thời gian hoặc tổn thương trước đó (như tim chẳng hạn).
  • Thuốc điều trị các căn bệnh nền có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Một gợi ý (chưa được chứng minh) cho bạn đó là các thuốc có họ với thuốc ức chế men chuyển (ACE) sẽ tạo điều kiện cho nhiều sinh vật gây bệnh tiến vào tế bào. Thuốc này thường được sử dụng bởi người mắc bệnh béo phì và cao huyết áp, điều này cũng phần nào giải thích tại sao những người mắc hai bệnh nói trên thường mắc các bệnh nặng hơn.


Tuy nhiên, chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi liệu một căn bệnh nào trên đây đóng vai trò quan trọng, hay còn bị chi phối bởi một số yếu tố khác?


Bạn (hoặc những người thân) cần làm gì để giảm các rủi ro?


Cách giảm rủi ro khi người cao tuổi có bệnh nền mắc Covid-19.


Dù không thể nào loại bỏ hoàn toàn những rủi ro, bạn vẫn có thể tham khảo một số điều sau:


  • Tuân thủ chỉ dẫn chung dành cho mọi đối tượng của các chuyên gia sức khoẻ như:
    • Rửa tay thường xuyên (đừng quên nhắc nhở cả những người bên cạnh bạn nữa) và hạn chế chạm tay lên mặt hết mức có thể.
    • Giãn cách xã hội (giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc với người lạ).
    • Tránh "giãn cách về mặt cảm xúc" bằng cách giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, bạn bè và gia đình bằng điện thoại hay các ứng dụng (bạn có thể nhờ con cháu hướng dẫn các thao tác từ xa qua điện thoại).
    • Thường xuyên lau chùi, khử khuẩn những vị trí, bề mặt trong nhà mà bạn thường xuyên tiếp xúc.
    • Không ra khỏi nhà khi không cần thiết.
    • Tránh tiếp xúc với người có khả năng đang mắc bệnh.
  • Đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khoẻ của mình bằng cách:
    • Uống thuốc theo chỉ định trong toa.
    • Nếu có thể, hãy chuẩn bị sẵn thuốc trước cho 90 ngày.
    • Theo dõi tình trạng sức khoẻ thường xuyên. Cụ thể, bạn có thể nhờ bác sĩ chỉ dẫn cách theo dõi huyết áp, thử tiểu đường, hay làm các bài test về chức năng gan mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
    • Tuyệt đối không hút thuốc!
  • Đảm bảo tình trạng sức khoẻ ổn định và đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách sắm đầy đủ các thiết bị y tế và thuốc (như nhiệt kế, thuốc paracetamol và bộ sơ cứu) cũng như dự trữ thức ăn đóng hộp sẵn trong vài tuần.
  • Duy trì các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và bác sĩ để không cảm thấy bị cô lập.
    • Thường xuyên chia sẻ về tình trạng sức khoẻ của bạn và những vấn đề khác với bạn bè và người thân trực tuyến hoặc qua các cuộc gọi.
    • Luôn luôn giao tiếp! Bạn nên trò chuyện với bạn bè và người thân về những vấn đề thời sự hay chơi game trực tuyến hoặc qua các cuộc gọi.
    • Nhờ người kiểm tra tình trạng của bạn thường xuyên bằng cách gọi điện hỏi thăm, nhắn tin online hay ghé thăm trực tiếp.
    • Dán danh sách số điện thoại của người thân, người chăm sóc hoặc hiệu thuốc, bộ phận y tế gần nhất ở những vị trí dễ thấy trong nhà.
    • Giao chìa khoá nhà dự phòng cho hàng xóm để người thân có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.


Lời tổng kết


Những lưu ý dành cho người cao tuổi mắc bệnh nền cũng không khác mấy so với lúc trước dịch.


Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đừng để bản thân cảm thấy buồn chán bằng cách duy trì tinh thần lạc quan và thói quen lành mạnh hằng ngày. Bạn có thể ra ngoài để đi dạo, gọi điện cho bạn bè và người thân hay hoàn thành những công việc mơ ước của mình.


Đây là một khoảng thời gian khó khăn. Tất nhiên bạn sẽ cảm sợ hãi và lo lắng khi biết mình rơi vào nhóm đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nặng khi nhiễm virus corona. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể vượt qua nỗi sợ hãi và bất an này bằng cách: chuẩn bị tinh thần từ trước, nghe theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khoẻ và luôn giữ một thái độ lạc quan. Đó là những việc tốt nhất mà bạn có thể làm ngay tại thời điểm này!

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
COVID-19: Một số điều cần lưu ý đối với người cao tuổi có bệnh nền

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan