Giỏ hàng

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TỪ 250K
LUÔN LUÔN LÀ SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG
ĐƯỢC CHỌN LỌC BỞI CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG

Tiêm vaccine Covid-19: Câu hỏi thường gặp

04/08/2021
Blog

Vaccine Covid-19 đã đến tay nhiều người hơn. Đây vừa là một tin vui, vừa mang đến nhiều đắn đo cho cộng đồng. Việc tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân đang điều trị, hay người bị dị ứng vắc-xin đang được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp trong các trường hợp trên.

Vaccine Covid-19 đã đến tay nhiều người hơn. Đây vừa là một tin vui, vừa mang đến nhiều đắn đo cho cộng đồng. Việc tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân đang điều trị, hay người bị dị ứng vắc-xin đang được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp trong các trường hợp trên.


Đối với phụ nữ


1. Tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 trong kỳ kinh nguyệt không?


Vaccine Covid-19 không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt. Bạn có thể tiêm phòng bất cứ lúc nào trong giai đoạn này. (Theo giáo sư Tan, thuộc Bệnh viện cho Phụ nữ và Trẻ em (KK Women’s and Children’s Hospital - KKH)


2. Tôi có thể tiêm vaccine HPV (vaccine ngừa ung thư cổ tử cung) và vaccine Covid-19 gần nhau không?


Theo công bố mới nhất của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tại Mỹ, bạn có thể an tâm tiêm không chỉ vaccine HPV, mà các loại vaccine khác trong cùng một khoảng thời gian với vaccine Covid-19.


Đối với người chuẩn bị có con


1. Việc tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?


Giáo sư Tan cho biết, hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Vậy nên, các cặp đôi có thể yên tâm tiêm ngừa và kế hoạch hoá gia đình.


2. Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh nhân tạo không?


Theo giáo sư Tan, vaccine Covid-19 không ảnh hưởng đến phương pháp thụ thai nào, nhưng bạn vẫn được khuyên nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa của mình trước khi tiêm vaccine.


Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú


1. Phụ nữ mang thai tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm không?


Việc tiêm vaccine Covid-19 hết sức quan trọng cho sức khoẻ của mẹ bầu.


Theo một khảo sát vào tháng 4 năm 2021 ở Mỹ, trong 4000 phụ nữ mang thai đã tiêm ngừa, những rủi ro, biến chứng xảy ra ở mẹ và thai nhi không tăng so với bình thường.


Bên cạnh đó, việc tiêm vaccine Covid-19 hết sức quan trọng cho sức khoẻ của mẹ bầu. Giáo sư Tan cho rằng: "Phụ nữ mang thai nên tìm đến vaccine COVID-19 sớm, vì họ có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn người khác nếu nhiễm COVID-19". Những biến chứng do nhiễm Covid-19 gây ra bao gồm đông máu ở chân và phổi, gây tử vong.


Ngoài ra, khi mẹ tiêm vaccine Covid-19, kháng thể có thể truyền qua nhau thai đến em bé một cách thụ động.


2. Nên vaccine vào giai đoạn nào của thai kỳ?


Không có quy định nào về việc này, nhưng giáo sư Tan khuyên mẹ bầu nên tiêm từ tuần thứ 13 của thai kì.


3. Khi vừa tiêm mũi 1 xong thì biết mình mang thai, vậy tôi có nên tiêm mũi 2 không?


Mẹ hãy yên tâm tiêm mũi thứ 2 nhé, điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của bạn và thai nhi.


4. Mẹ vừa tiêm vaccine Covid-19 có cho con bú được không?


Nồng độ kháng thể trong sữa mẹ sau khi tiêm vaccine rất có lợi cho bé.


Các mẹ hãy yên tâm cho con bú sau khi tiêm vaccine, không cần phải đợi ngày nào cả, nhiều tổ chức sức khoẻ trên thế giới đều đồng ý với quan điểm này.


(Theo giáo sư Chua, thuộc Bệnh viện cho Phụ nữ và Trẻ em (KK Women’s and Children’s Hospital - KKH)


Bên cạnh đó, trong sữa mẹ của phụ nữ vừa tiêm vaccine khoảng 5-7 ngày còn có nồng độ kháng thể chuyên biệt cao, rất có lợi cho em bé.


Việc tiêm vaccine cũng ảnh hưởng rất ít đến lượng sữa mẹ nhiều hay ít, nên bạn đừng lo về vấn đề này nhé.


Đối với người đang yếu, tình trạng sức khoẻ đặc biệt


1. Người vừa phẫu thuật xong có nên tiêm vaccine Covid-19 không?


Việc tiêm ngừa phụ thuộc vào trạng thái, quá trình hồi phục của bệnh nhân, cũng như ca phẫu thuật. Vì vậy, để biết chính xác thời điểm nên tiêm vaccine, bệnh nhân vừa phẫu thuật cần trao đổi với bác sĩ của mình.


2. Bệnh nhân đang điều trị ung thư có thể tiêm vaccine Covid-19 không?


Bệnh nhân ung thư nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi tiêm


Hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y Tế của Singapore cho phép một số bệnh nhân ung thư tiêm ngừa vaccine Covid-19 loại Pfizer-BioNTech và Moderna.


Theo giáo sư Joline Lim, chuyên gia đến từ Viện Ung thư - Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NCIS), phụ nữ đang trải qua điều trị ung thư (và cả những người có dị ứng với thuốc trước đó) vẫn có thể tiếp tục trị liệu sau khi tiêm vaccine.


Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên trao đổi về thời gian tiêm ngừa với bác sĩ, vì sẽ có sự khác biệt giữa mức độ của các phương pháp điều trị.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Tiêm vaccine Covid-19: Câu hỏi thường gặp

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan